Bối cảnh cuộc hành quân được miêu tả là khắc nghiệt và đầy thách thức. Đây là hình ảnh của những người lính trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết nhưng cũng không kém phần căng thẳng và mệt mỏi trên hành trình chiến đấu cho tự do, độc lập của đất nước.
Soạn bài Trên những chặng đường hành quân SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo>
Vì sao tuổi thanh xuân được xem là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người? Những chi tiết này thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Nội dung chính
Trên những chặng đường hành quân - một phần trong nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, đã ghi lại những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc sống của anh trong quân ngũ. Anh đã trải qua những chặng đường đầy gian khó, nhưng cũng đầy ý nghĩa. Những bước chân của anh đã đi qua những vùng đất yên bình, nhưng cũng đánh dấu bằng máu và mồ hôi của người lính. |
Trước khi đọc
Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 108 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Vì sao tuổi thanh xuân được xem là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người?
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tuổi thanh xuân là thời gian của sự trẻ trung và nhiệt huyết, hơn nữa nó còn là bệ phóng cho tương lai. Khi ta sống những năm tháng thanh xuân, ta đang xây dựng nền tảng cho cuộc đời. Tại đây, mỗi cá nhân tự chuẩn bị hành trang, định hướng và viết tiếp câu chuyện riêng của cuộc đời mình.
Tuổi thanh xuân được xem là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người:
- Thanh xuân là giai đoạn con người có nhiều ước mơ, hoài bão và nhiệt huyết để theo đuổi mục tiêu của mình. Họ dám nghĩ dám làm, không ngại thử thách và sẵn sàng đối mặt với khó khăn.
- Thanh xuân là thời điểm con người dễ dàng kết bạn và tạo dựng những mối quan hệ đẹp đẽ.
Thanh xuân là một giai đoạn tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, năng động và tràn đầy hoạch định cho tương lai. Đây là thời kỳ quan trọng và đặc biệt trong cuộc đời của mỗi người, thường kéo dài từ độ tuổi dậy thì đến khi bước vào tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn thanh xuân, con người thường trải qua nhiều trạng thái cảm xúc phong phú như sự hứng thú, nghị lực, ham muốn khám phá thế giới và định hướng tương lai. Đây là thời gian con người có thể khám phá bản thân, tìm hiểu đam mê và quyết định hướng đi trong cuộc đời. Thanh xuân có thể là một khoảng thời gian tuyệt vời và đáng nhớ trong cuộc đời, nhưng cũng có thể đầy thách thức và khó khăn. Nhiều người đánh giá thanh xuân là thời gian quý giá để rèn luyện bản thân, học hỏi từ những sai lầm và trải nghiệm để trưởng thành và phát triển.
Trong khi đọc 1
Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 109 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Những chi tiết này thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cảm giác tự hào, vui sướng xen lẫn xao xuyến khôn nguôi khi đến tuổi nhập ngũ, được khoác lên mình bộ quân phục xanh màu lá, trên đầu đội mũ có hình ngôi sao. Bên cạnh đó, tác giả hiểu được trách nhiệm của mình hơn đối với gia đình, người mình yêu thương, đồng độ và cao cả hơn là dân tộc Việt Nam.
Những chi tiết này thể hiện sự tự hào vui sướng của tác giả khi được nhập ngũ.
Tác giả thể hiện niềm vui sướng, tự hào khi được mặc bộ quân phục, đồng thời tác giả cũng ý thức được trách nhiệm của mình đối với dân tộc, đất nước.
Trong khi đọc 2
Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 109 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Qua đoạn văn này, bạn hình dung thế nào về bối cảnh của cuộc hành quân?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cuộc hành quân đi đến Nghi Lộc - Nghệ An, đây là nơi trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt với những trận ném bom của giặc. Trong bối cảnh cuộc hành quân, người con trai ấy gặp được những con người khác nhau.
Bối cảnh cuộc hành quân: chiến trường Nghi Lộc – Nghệ An rất khốc liệt. Trên đường hành quân, nhân vật trữ tình được gặp những người khác nhau.
Sau khi đọc 1
Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 110 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Nêu những đặc điểm của thể loại nhật kí được thể hiện trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Những sự kiện được ghi chép hằng ngày, cẩn thận
- Có đánh số ngày, tháng, năm
- Có địa điểm cụ thể
- Yếu tố phi hư cấu
Những đặc điểm của thể loại nhật ký được thể hiện rõ nét trong văn bản này qua sự chân thực, gần gũi và cá nhân hóa. Nhật ký không chỉ ghi lại các sự kiện, địa danh, con người, thời gian một cách xác thực mà còn thể hiện suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc của tác giả.
Sau khi đọc 2
Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 110 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Nêu tên và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
“Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kí… Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi xóm làng yêu quý, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời. Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành… Ta bước nhẹ, lâng lâng một mùi hương quen thuộc. Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa… Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín…”
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
So sánh:
- Tác dụng: Tạo ra hình ảnh sắc nét, gợi tả chi tiết.
Liệt kê
- Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc của người lính trong đêm gác đầu tiên, tăng tính biểu cảm nhằm thể hiện rõ cảm xúc vui sướng, tự hào của người lính
Điệp từ “ngủ yên"
- Tác dụng: thể hiện sự trân trọng của người lính với sự bình yên của đất nước
- Nhân hoá: mái nhà "ngủ"
- Tác dụng: Gán tính cách, hành động của con người cho các vật thể vô tri, làm chúng trở nên gần gũi và sống động.
- Biện pháp so sánh:
+ Tác dụng: Tạo ra hình ảnh sắc nét, gợi tả chi tiết.
+ Ví dụ: “Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương.”
- Biện pháp nhân hoá:
+ Tác dụng: Gán tính cách, hành động của con người cho các vật thể vô tri, làm chúng trở nên gần gũi và sống động.
+ Ví dụ: “Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa… Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín.”
Các biện pháp tu từ trong đoạn văn và tác dụng:
1. So sánh:
-"Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kí"
Tác dụng:
- So sánh đêm trăng sáng với bài thơ, trang nhật kí để làm nổi bật vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của đêm.
- Gợi cảm giác lãng mạn, bâng khuâng, xúc động của nhân vật "tôi".
2. Nhân hóa:
- "Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành"
Tác dụng:
- Gây sự gần gũi, gắn bó giữa người lính và quê hương.
- Làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có sức sống.
3. Điệp ngữ:
- "Ngủ yên, ngủ yên"
Tác dụng:
- Nhấn mạnh sự bình yên của xóm làng.
- Thể hiện niềm tự hào, sung sướng của người lính khi được canh gác quê hương.
4. Liệt kê:
- "Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa… Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín…"
Tác dụng:
- Miêu tả sự đổi thay của thiên nhiên theo mùa.
- Gợi cảm giác hân hoan, náo nức khi mùa quả chín sắp đến.
Sau khi đọc 3
Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 111 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Liệt kê một số chi tiết có tính xác thực trong nhật kí ngày 10/4/1972 (địa danh, con người, thời gian, sự kiện…) và cho biết tác dụng của chúng.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- “... cả cái địa chỉ của cô Kim Loan treo trên góc tường, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Vinh cũng nói được phần nào những đặc điểm ấy.”
- “D3 tập trung nghe tin chiến thắng của miền Nam, ta đã chiếm hoàn toàn cảng Cửa Việt - và cùng Đồng bằng sông Cửu Long đang ào ào khí thế nổi dậy của hàng chục vạn đồng bào."
- “...có ngày bắn rơi 10 máy bay, có hai chiếc B.52…”
- “Báo cho những người thân của chúng tôi rằng, chúng tôi đã xa Hà Nội lúc ấy là 12 giờ trưa 9.4.72”
→ Tác dụng: làm tăng tính xác thực, gần gũi, thân thuộc với bạn đọc
- Thời gian: Ngày 10/4/1972.
- Địa danh: Không có thông tin cụ thể về địa danh trong đoạn văn.
- Sự kiện:
+ Buổi gác đầu tiên: Đoạn văn mô tả buổi gác đầu tiên, với trăng sáng, bài thơ, và mùi hương quen thuộc. Tạo ra hình ảnh sắc nét và gợi cảm về cảm giác của người viết trong buổi gác đêm đầu tiên.
+ Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín: Mô tả tình trạng của cây lá, tạo ra hình ảnh về sự chuẩn bị cho mùa quả chín sắp tới.
Những chi tiết này giúp tạo nên bức tranh sống động và gợi cảm về ngày đó trong nhật ký.
Về các chi tiết có tính xác thực trong nhật ký ngày 10/4/1972, có thể liệt kê như:
- Địa danh: Chiến trường Quảng Trị.
- Con người: Các đồng đội và bản thân tác giả.
- Thời gian: Giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam.
- Sự kiện: Cuộc hành quân và những trải nghiệm trên đường.
Những chi tiết này giúp người đọc cảm nhận được không khí của chiến tranh, sự gian khổ của cuộc sống lính và tinh thần chiến đấu kiên cường của những người lính trẻ, làm tăng tính chân thật của văn bản.
Sau khi đọc 4
Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 111 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Theo bạn, văn bản trên có sử dụng yếu tố hư cấu hay không? Nếu có, hãy nêu ví dụ, nếu không, cho biết vì sao.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Văn bản trên không sử dụng yếu tố hư cấu bởi tất cả các sự kiện đều có thật trong đời sống, có thể kiểm chứng. Các sự kiện được kể gắn với dòng hồi tưởng của người viết: quyết định tham gia quân ngũ → ngày chia tay bạn bè để lên đường vào chiến trường → cảm xúc khi vào quân ngũ → những trải nghiệm khi hành quân → khoảnh khắc hiện tại.
Văn bản này không sử dụng yếu tố hư cấu vì mọi chi tiết đều dựa trên sự kiện có thật và trải nghiệm cá nhân của tác giả, làm cho nhật ký trở nên sống động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Sau khi đọc 5
Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 111 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Xác định cảm hứng chủ đạo của văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến
+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ.
Cảm hứng chủ đạo của văn bản là tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào chiến thắng.
Sau khi đọc 6
Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 111 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Bạn có nhận xét gì về cái “tôi" của tác giả nhật kí qua văn bản?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc. Cái “tôi" của tác giả kể một cách khách quan những sự kiện lịch sử diễn ra song bên cạnh đó cũng xen lẫn những cảm xúc của tác giả.
Cái “tôi” của tác giả nhật ký thể hiện sự trưởng thành, sự suy tư sâu sắc và tình cảm mãnh liệt đối với đất nước, đồng thời cũng phản ánh tâm trạng chung của thế hệ trẻ trong thời kỳ chiến tranh. Đây là một tác phẩm đầy cảm hứng và tư tưởng, góp phần làm sáng tỏ bức tranh lịch sử phức tạp của Việt Nam trong giai đoạn đó.
- Soạn bài Ngõ Tràng An SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 112 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cái giá trị làm người SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nói và nghe: Tranh luận về một vấn đề có ý kiến trái ngược SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Văn bản Dòng Mê Kông “giận dữ” (Theo Hoàng Nam, Thu Hằng, Hoàng Khánh, Thanh Hạ)
- Văn bản Đợi mưa trên đảo sinh tồn (Trần Đăng Khoa)
- Văn bản Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất và hậu quả (Theo Rây – cheo Ca – son (Rachel Carson)
- Văn bản Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết (Theo Hà Trang)
- Văn bản Cảnh rừng Việt Bắc (Hồ Chí Minh)
- Văn bản Dòng Mê Kông “giận dữ” (Theo Hoàng Nam, Thu Hằng, Hoàng Khánh, Thanh Hạ)
- Văn bản Đợi mưa trên đảo sinh tồn (Trần Đăng Khoa)
- Văn bản Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất và hậu quả (Theo Rây – cheo Ca – son (Rachel Carson)
- Văn bản Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết (Theo Hà Trang)
- Văn bản Cảnh rừng Việt Bắc (Hồ Chí Minh)