Tập làm văn - Tuần 19 Trang 5


Dựa theo truyện Chàng trai iàng Phù ủng, trả lời các câu hỏi dưới đây :

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dựa theo truyện Chàng trai làng Phù Ủng, trả lời các câu hỏi dưới đây :

Gợi ý: Đọc truyện:

Chàng trai làng Phù Ủng

      Câu chuyện xảy ra ở thời nhà Trần. Vào buổi sáng, Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường mải mê đan sọt. Vừa lúc ấy, đoàn quân của Trần Hưng Đạo đi qua làng. Đoàn quân đông đúc võng xe chật đường loa thét inh ỏi, vậy mà chàng trai vẫn mải miết đan sọt, không hề hay biết gì cả. Quân dẹp đường cứ tưởng chàng là một kẻ ngang bướng, muốn cản đựờng, bèn lấy giáo đâm vào đùi, máu chảy ra lênh láng. Chàng trai vẫn cắm cúi đan sọt, không ngẩng mặt lên. Lúc ấy, kiệu của Trần Hưng Đạo vừa tới. Như sực tỉnh, chàng vội đứng dậy vái chào. Hưng Đạo hỏi:

- Đùi bị đâm chảy máu thế mà ngươi không biết sao ?

- Tôi đang mải nghĩ về mấy câu trong “Binh thư” nên không hay, xin Đại vương xá cho.

      Trần Hưng Đạo hỏi tiếp đến phép dùng binh, chàng trai trả lời thông suốt cả. Ông cảm mến chàng trai thôn dã này mà đưa về kinh đô. Về sau, Phạm Ngũ Lão trở thành một vị tướng tài dưới trướng Trần Hưng Đạo và lập được nhiều công lao.

Câu 1

Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ?

Lời giải chi tiết:

Chàng trai ngồi bên vệ đường đan sọt.     

Câu 2

Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ?

Lời giải chi tiết:

Vì chàng làm cản lối đi của đoàn quân Trần Hưng Đạo, dù đã dùng nhiều cách nhưng chàng vẫn không nhường đường nên quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời đi chỗ khác.

Câu 3

Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ?

Lời giải chi tiết:

Trần Hưng Đạo đưa chàng về kinh đô vì nhận thấy chàng trai là người có chí khí, can đảm lại tinh thông các phép dùng binh, là một nhân tài có thể giúp ích cho đất nước.


Bình chọn:
4.8 trên 227 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 3 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 3 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.