Đề thi học kì 2 môn sử lớp 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Gia Tân>
Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn sử lớp 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Gia Tân với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Đề bài
Câu 1: (4 điểm)
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tạo nên những chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam. Bằng những kiến thức lịch sử, em hãy:
a) Trình bày ngắn gọn nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế?
b) Em có nhận xét gì về những tác động tích cực và tiêu cực của chính sách khai thác thuộc địa đối với nền kinh tế Việt Nam?
Câu 2: (3 điểm)
Tại sao khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh vũ trang tồn tại dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Câu 3: (3 điểm)
So sánh điểm khác nhau giữa phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (Mục tiêu, người lãnh đạo, hình thức)?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 138, nhận xét.
Cách giải:
a) Nội dung chính sách khai thác về mặt kinh tế:
- Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
- Công nghiệp: tập trung khai thác mỏ than và kim loại, sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến gỗ, không đầu tư công nghiệp nặng.
- Giao thông vận tải: tăng cường xây dựng hệ thống giao thông đê tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Thương nghiệp: nắm độc quyền thị trường, đánh thuế nặng các mặt hàng, đặc biệt là muối, rượu và thuốc phiện.
b) Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với nền kinh tế Việt Nam:
- Tích cực: kinh tế có sự chuyển biến, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.
+ Trong nông nghiệp: các đồn điền được lập ra nhiều ở Bắc và Trung Kì.
+ Trong công nghiệp: khai thác mỏ than và kim loại phát triển. Các ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời.
+ Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, các tuyến đường sắt, cây cầu, cảng biển được xây dựng.
- Tiêu cực: một số ngành bị kìm hãm sự phát triển, nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 131-132, suy luận, đánh giá.
Cách giải:
Khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời. Vì:
- Bối cảnh diễn ra: khởi nghĩa Yên Thế diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913). Từ năm 1897, thực dân Pháp tập trung tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Địa bàn: diễn ra ở vùng rừng núi Yên Thế hiểm trở.
- Phương pháp đấu tranh linh hoạt, khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.
- Có sự lãnh đạo thống nhất, tài tình của Hoàng Hoa Thám.
Câu 3. So sánh điểm khác nhau giữa phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (Mục tiêu, người lãnh đạo, hình thức)?
Phương pháp: so sánh.
Cách giải:
Nội dung |
Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX |
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX |
Mục tiêu |
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến. |
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hòa tư sản. |
Người lãnh đạo |
Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước |
Tầng lớp sĩ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ |
Hình thức |
Đấu tranh vũ trang |
Đấu tranh vũ trang kết hợp tuyên truyền, vận động cải cách xã hội. |
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Lý thuyết Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Lý thuyết Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX