Đề số 9 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học >
Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học đề trắc nghiệm.
Đề bài
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 41: Hỗn hợp M gồm axit X, ancol Y và este Z được tạo ra từ X và Y, tất cả đều đơn chức trong đó số mol X gấp hai lần số mol Y. Biết 17,35 gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, đồng thời thu được 16,4 g muối khan và 8,05 g ancol . Công thức X, Y, Z là?
A. HCOOH, C3H7OH, HCOOC3H7.
B. CH3COOH, CH3OH, CH3COOCH3.
C. CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5.
D. HCOOH, CH3OH, HCOOCH3.
Câu 42: Cho X1, X2, X3 là ba chất hữu cơ có phân tử khối tăng dần. Khi cho cùng số mol mỗi chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì đều thu được Ag và muối Y, Z. Biết rằng:
(a) Lượng Ag sinh ra từ X1 gấp hai lần lượng Ag sinh ra từ X2 hoặc X3.
(b) Y tác dụng với dung dịch NaOH hoặc HCl đều tạo khí vô cơ.
Các chất X1, X2, X3 lần lượt là?
A. HCHO, CH3CHO, C2H5CHO.
B. HCHO, HCOOH, HCOONH4.
C. HCHO, CH3CHO, HCOOCH3
D. HCHO, HCOOH, HCOOCH3
Câu 43: Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α-amino axit có công thức dạng (H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là?
A. 6,53. B. 5,06.
C. 8,25. D. 7,25.
Câu 44: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Isoamyl axetat là este không no.
B. Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Số nguyên tử N có trong phân tử peptit Lys-Gly-Ala-Val là 5.
D. Fructozơ không làm mất màu nước brom.
Câu 45: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. CH3NH2.
B. CH3CH2NHCH3
C. (CH3)3N.
D. CH3NHCH3.
Câu 46: Để khắc chữ lên thủy tinh, người ta dựa vào phản ứng?
A. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O.
B. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2.
C. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO.
D. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.
Câu 47: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Mg trong V ml dung dịch HNO3 2,5 M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X ( không chứa muối amoni) và 0,084 mol hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với oxi là 31:24. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X thì lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình vẽ dưới đây:
Giá trị của m và V lần lượt là?
A. 6,36 và 378,2. B. 7,8 và 950.
C. 8,85 và 250. D. 7,5 và 387,2.
Câu 48: Cho 0,1 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là?
A. 27,6. B. 9,2.
C. 14,4. D. 4,6.
Câu 49: X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là?
A. 6,0. B. 7,4.
C. 4,6. D. 8,8.
Câu 50: Các giải thích về quan hệ cấu trúc, tính chất nào sau đây không hợp lí?
A. Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ.
B. Do nhóm -NH2 đẩy electron nên anilin dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm hơn benzen.
C. Tính bazơ của amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N càng lớn.
D. Với amin dạng R-NH2, gốc R hút electron làm tăng độ mạnh của tính bazơ và ngược lại.
Câu 51: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Các chất X2, X5, X6 theo thứ tự là?
A. NaOH, NaClO, KHSO4.
B. KOH, KClO3, H2SO4.
C. NaHCO3, NaClO, KHSO4.
D. NaOH, NaClO, H2SO4.
Câu 52: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no mạch hở đồng đẳng kế tiếp, có chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp X cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 3,5M (có dư) thu được dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 650 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp X là?
A. CH3CH(NH2)COOH, CH3CH2CH(NH2)COOH.
B. CH3CH2CH(NH2)COOH, CH3CH2CH2CH(NH2)COOH.
C. H2NCH2COOH, CH3CH(NH2)COOH.
D. CH3CH2CH2CH(NH2)COOH, CH3CH2CH2CH2CH(NH2)COOH.
Câu 53: Cặp ancol và amin nào sau đây có cùng bậc?
A. (CH3)3C-OH và (CH3)3C-NH2.
B. (CH3)2CH-OH và (CH3)2CH-NH2.
C. C6H5-CH(OH)-CH3 và C6H5-NH-CH3.
D. C6H5CH2-OH và CH3-NH-C2H5.
Câu 54: Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?
A. CH3–CH(NH2)–COOH .
B. H2N–CH2-CH2–COOH .
C. H2N-CH2-COOH.
D. HOOC-CH2CH(NH2)COOH .
Câu 55: Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 (u). Vậy số mắt xích glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là?
A. 30000. B. 27000.
C. 35000. D. 25000.
Câu 56: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a mol/l thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là?
A. 0,03. B. 0,30.
C. 0,15. D. 0,12.
Câu 57: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(HCO3)2, MgSO3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 30%, thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y và dung dịch Z có nồng độ 36%. Tỉ khối của Y so với He bằng 8. Cô cạn Z được 72 gam muối khan. Giá trị của m là?
A. 20. B. 10.
C. 15. D. 25.
Câu 58: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
B. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ
C. Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột thì không thu được fructozơ.
D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
Câu 59: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaCO3 và CaSO3:
Khí Y là?
A. SO2. B. H2.
C.CO2. D.Cl2.
Câu 60: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
C. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
D. Liên kết - CO –NH- giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
Câu 61: Peptit có X có công thức cấu tạo sau: Gly-Lys-Ala-Gly-Lys-Val. Thuỷ phân không hoàn toàn X có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?
A. 4. B. 5.
C. 3. D. 6.
Câu 62: Biết công thức phân tử của alanin là C3H7NO2 và valin là C5H11NO2. Hexapeptit mạch hở tạo từ 3 phân tử alanin (Ala) và 3 phân tử valin (Val) có bao nhiêu nguyên tử hiđro?
A. 45. B. 44.
C. 42. D. 43.
Câu 63: Tên gọi các amin nào dưới đây không đúng với công thức cấu tạo?
A. CH3-NH-CH3: đimetylamin.
B.H2NCH(CH3)COOH: anilin.
C. CH3-CH2-CH2NH2 : propylamin.
D.CH3CH(CH3)-NH2: isopropylamin.
Câu 64: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là?
A. etyl fomat. B. metyl axetat.
C. metyl fomat. D. etyl axetat.
Câu 65: Đốt cháy hoàn toàn một este thu được số mol CO2 và H2O theo tỉ lệ 1:1. Este đó thuộc loại
nào sau đây?
A. Este không no 1 liên kết đôi, đơn chức mạch hở.
B. Este no, đơn chức mạch hở.
C. Este đơn chức.
D. Este no, 2 chức mạch hở.
Câu 66: Đun chất béo X với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glixerol. Công thức của X là?
A. (C17H33COO)3C3H5.
B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C17H33OCO)3C3H5.
D. (CH3COO)3C3H5.
Câu 67: Khí cười (laughing gas) thực chất là một chất kích thích được bán tại các quán bar ở một số quốc gia Người ta bơm khí này vào một trái bóng bay, gọi là bóng cười và cung cấp cho các khách có yêu cầu. Giới Y khoa thế giới đã cảnh báo rằng khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu là nếu lạm dụng sẽ dẫn tới dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Khí cười có công thức là?
A. NO. B. NO2.
C. N2O. D. CO.
Câu 68: Phản ứng hóa học giữa axit cacboxylic và ancol được gọi là phản ứng
A. este hóa. B. trung hòa
C. kết hợp. D. ngưng tụ.
Câu 69: Trong các dãy chất sau, dãy nào đều gồm các chất điện li mạnh?
A. NaCl, HCl, NaOH.
B. HF, C6H6, KCl.
C. H2S, H2SO4, NaOH.
D. H2S, CaSO4, NaHCO3.
Câu 70: Axit H3PO4 và HNO3 cùng có phản ứng với nhóm các chất nào sau đây?
A. MgO, KOH, CuSO4, NH3.
B. CuCl2, KOH, Na2CO3, NH3.
C. NaCl, KOH, Na2CO3, NH3.
D. KOH, Na2CO3, NH3, Na2S.
Câu 71: Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức X và Y (MX < MY) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức của Y là?
A. CH2=CHCOOCH3.
B. CH3COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. C2H5COOC2H5.
Câu 72: Biết thành phần % khối lượng P trong tinh thể Na2HPO4.nH2O là 8,659%. Tinh thể muối ngậm nước đó có số phân tử H2O là?
A. 9. B. 10.
C. 11. D. 12.
Câu 73: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là?
A. (2), (3), (4) và (5).
B. (1), (3), (4) và (6).
C. (1,), (2), (3) và (4).
D. (3), (4), (5) và (6).
Câu 74: Dẫn 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5 M. Phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 30. B. 20.
C. 40. D. 25.
Câu 75: Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO4 và không làm mất màu dung dịch Br2 có công thức cấu tạo là?
A. CH2=CHCOONH4.
B. HCOONH3CH2CH3.
C. CH3CH2CH2-NO2.
D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 76: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 600 ml dung dịch NaOH 1,15M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 15,4 gam hơi Z gồm các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,2 gam một chất khí. Giá trị của m là?
A. 22,60. B. 34,30.
C. 40,60. D. 34,51.
Câu 77: Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong X là?
A. 44,0%. B. 56,0%.
C. 28,0%. D. 72,0%.
Câu 78: Cho các chất sau: metylamin, alanin, anilin, phenol, lysin, glyxin, etylamin. Số chất làm quỳ tím đổi màu là?
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 2.
Câu 79: Cho 360 gam glucozơ lên men rượu, khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tuả trắng. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là?
A. 160. B. 200.
C. 320. D. 400.
Câu 80: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của a là?
A. 0 ,05. B. 0,1.
C. 0,15. D. 0,2.
Lời giải chi tiết
41 |
42 |
43 |
44 |
45 |
C |
B |
D |
A |
A |
46 |
47 |
48 |
49 |
50 |
D |
D |
B |
D |
D |
51 |
52 |
53 |
54 |
55 |
A |
C |
C |
C |
A |
56 |
57 |
58 |
59 |
60 |
D |
A |
D |
C |
C |
61 |
62 |
63 |
64 |
65 |
A |
B |
B |
B |
B |
66 |
67 |
68 |
69 |
70 |
A |
C |
A |
A |
D |
71 |
72 |
73 |
74 |
75 |
C |
D |
B |
B |
D |
76 |
77 |
78 |
79 |
80 |
C |
B |
A |
C |
B |
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học tại Tuyensinh247.com
Loigiaihay.com
- Đề số 10 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
- Đề số 11 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
- Đề số 12 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
- Đề số 13 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
- Đề số 14 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 10 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 10 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết