Đề số 55 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học


Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học đề trắc nghiệm.

Đề bài

Câu 1: Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?

A. NaCrO2.             B. K2CrO4.         

C. CrO.                   D. CrO3.

Câu 2: Kim loại có độ cứng lớn nhất là?

A. Fe.                        B. Ag.

C. Pb.                        D. Cr.

Câu 3: Dung dịch chất X có pH > 7. Chất X là?

A. KHSO4.                   B. NaCl.

C. Na2HPO4.               D. KNO3.

Câu 4: Chất X là một khí độc, có trong thành phần của khí than khô (khoảng 25%). Chất X là?

A. CO.                           B. N2.

C. HCl.                          D. CO2.

Câu 5: Oxit nào sau đây thuộc loại oxit lưỡng tính?

A. Na2O.                       B. CuO.

C. Cr2O3.                      D. MgO.

Câu 6: Số công thức cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10 là?

A. 7.                             B. 5.

C. 4.                             D. 10.

Câu 7: Ở điều kiện thường, kim loại Na không phản ứng được với?

A. dung dịch HCl.     

B. dung dịch NaCl.

C. N2.                         

D. H2O.

Câu 8: Este có mùi thơm của hoa hồng là?

A. geranyl axetat.         

B. etyl butirat.

C. isoamyl axetat.       

D. benzyl axetat.

Câu 9: Công thức của crom (II) hiđroxit là?

A. Cr(OH)3.       

B. Cr(OH)2.

C. H2CrO4.         

D. H2Cr2O7.

Câu 10: Chất nào sau đây phản ứng được với CaCO3?

A. CH3OCH3.              

B. CH3CHO.

C. CH3OH.         

D. CH3COOH.

Câu 11: Chất nào sau đây tan rất tốt trong H2O?

A. O2.                           B. N2.

C. CO2.                         D. HCl.

Câu 12: Alanin có công thức là?

A. H2NCH(CH3)COOH.     

B. C6H5NH2.

C. CH3NH2.               

D. H2NCH2COOH.

Câu 13: Cho các chất: AgCl, NaOH, NH4Cl, CH3COOH, HCOOH, HF. Số chất điện li yếu trong dung dịch nước là?

A. 4.                               B. 1.

C. 3.                               D. 2.

Câu 14: Cho các chất sau: HO-CH2-CH2-OH; CH3-CH2-CH2-OH; CH3-CH2-O-CH3; HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH; CH3-COOH; CH3-CH=O và HCOOCH3. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là?

A. 5.                               B. 3.

C. 4.                               D. 2.

Câu 15: Cho 2,7 gam Al và 5,76 gam Fe vào 180 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là?

A. 18,40.                        B. 15,60.

C. 15,44.                        D. 15,76.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa glucozo, metyl fomat và saccarozo cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

A. 22.                             B. 25.

C. 30.                             D. 27.

Câu 17: Chất X là một amino axit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, thu được 1,255 gam muối. Mặt khác, 0,01 mol X tác dụng vừa hết với 25 gam dung dịch NaOH 1,6%. Công thức của X là?

A. H2NC3H5(COOH)2.         

B. (H2N)2C3H5COOH.

C. H2NC3H6COOH.    

D. H2NC2H4COOH.

Câu 18: Cho a gam hỗn hợp gồm Ba và Al (có cùng số mol) tác dụng với H2O, thu được dung dịch X và 1,12 lít H2 (đktc). Cho X phản ứng với 750 ml dung dịch HCl 1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

A. 0,780.                        B. 0,650.    

C. 0,572.                        D. 1,325.

Câu 19: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30% và đun sôi nhẹ khoảng 5 phút. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Chất lỏng trong ống nghiệm thứ 2 trở thành đồng nhất.

B. Chất lỏng trong cả 2 ống nghiệm phân thành 2 lớp.

C. Chất lỏng trong cả 2 ống nghiệm trở thành đồng nhất.

D. Chất lỏng trong ống nghiệm thứ nhất trở thành đồng nhất.

Câu 20: Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy nước như hình vẽ sau:

Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?

Câu 21:  Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau:

Tác nhân phản ứng

Chất tham gia phản ứng

Hiện tượng

Dung dịch I2

X

Có màu xanh đen

Cu(OH)2

Y

Có màu tím

Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nhẹ

Z

Có kết tủa Ag

Nước brom

T

Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là?

A. tinh bột, lòng trắng trứng, phenol, glucozo.

B. tinh bột, lòng trắng trứng, glucozo, phenol.

C. lòng trắng trứng, glucozo, tinh bột, anilin.      

D. tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glocozo.

Câu 22: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

A. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.        

B. Fe(NO3)3, AgNO3.           

C. Fe(NO3)2, AgNO3.  

D. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.

Câu 23: X là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Mg(NO3)2 trong đó O chiếm 55,68% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam muối X, thu được kết tủa Y. Nung Y đến khối lượng không đổi, thu được m gam oxit. Giá trị của m là?

A. 31,44.                        B. 12,88.

C. 18,68.                        D. 23,32.

Câu 24: Cho ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn:

- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.

- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.

- X tác dụng với Z có khí bay ra.

Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là:

A. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4.        

B. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4.

C. NaHCO3, Ca(OH)2, Mg(HCO3)2.        

D. AlCl3, AgNO3, KHSO4.

Câu 25:  Hợp chất X (chứa vòng benzen) và có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 14:1:8. Cho 2,76 gam X  phản ứng vừa đủ với 60 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được a gam chất rắn khan. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của a là?

A. 6,12.                          B. 5,40.

C. 6,10.                          D. 5,24.

Câu 26: Cho a gam kim loại R tan hoàn toàn trong 200 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được dung dịch X và 2,24 lít H2 (đktc). Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

A. 25,95.                        B. 14,35.

C. 32,84.                        D. 28,70.

Câu 27: Cho các phát biểu sau:

(a) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.

(b) Amophot thuộc loại phân hỗn hợp.

(c) Dung dịch kali đicromat có màu vàng.

(d) Sắt là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.

(e) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương.

(g) Xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

Số phát biểu đúng là?

A. 4.                               B. 7.

C. 5.                               D. 6.

Câu 28: Cho dãy các chất: glyxin, anilin, pheylamoni clorua, natri phenolat, đimetylamin. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH trong dung dịch là?

A. 2.                               B. 4.

C. 1.                               D. 3.

Câu 29: Cho 5,52 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 7,44 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là?

A. 60,48.                        B. 25,92.    

C. 51,84.                        D. 21,60.

Câu 30: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Al và Al2O3 trong 200 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị:

Giá trị lớn nhất của m là?

A. 8,58.                          B. 7,02.

C. 11,70.                        D. 7,80.

Câu 31: Đốt cháy hỗn hợp lưu huỳnh và cacbon (thể tích không đáng kể) trong bình kín đựng oxi dư, thu được hỗn hợp ba khí (CO2, SO2, O2). Sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình so với trước khi đốt sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng.    

B. Giảm.

C. Có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào lượng S và C.

D. Không đổi.

Câu 32: Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và axetanđehit.

(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.

(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng.

(d) Xenlulozo thuộc loại polisaccarit.

(e) Thủy phân hoàn toàn abumin, thu được các α-amino axit.

(g) Tripanmitin có tham gia phản ứng cộng H2 (Ni, to).

Số phát biểu đúng là?

A. 5.                               B. 3.

C. 4.                               D. 2.

Câu 33: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Na và Al. Chia hỗn hợp X làm hai phần bằng nhau. Cho phần một vào nước dư, thu được V lít khí. Cho phần hai vào dung dịch NaOH dư, được 1,45V lít khí. Các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tỉ lệ mol của hai kim loại trong X là?

A. 5:8.                             B. 3:5.

C. 3:7.                             D. 1:2.

Câu 34: Cho hỗn hợp X gồm 0,35 mol Fe và 0,04 mol Al tác dụng với dung dịch chứa Cu(NO3)2 và H2SO4, thu được dung dịch Y, hỗn hợp hai khí NO và H2 (có tỉ khối so với H2 bằng 5,2) và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại yếu hơn chiếm 19,1235% theo khối lượng). Cô cạn dung dịch Y, thu được hỗn hợp muối khan Z. Phần trăm khối lượng muối nhôm trong Z gần nhất với?

A. 4,13.                          B. 39,89.

C. 17,15.                        D. 35,75.

Câu 35: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm. Nung nóng 15,97 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,42 gam chất rắn. Mặt khác, cho 15,97 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là?

A. Li.                           B. K.          

C. Cs.                          D. Na.

Câu 36: Hỗn hợp X chứa Ala-Ala-Gly; Ala-Gly-Glu; Gly-Ala-Val. Thủy phân hoàn toàn m gam X trong NaOH dư, sản phầm thu được có chứa 12,61 gam muối của Gly, 22,2 gam muối của Ala. Đốt cháy hoàn toàn lượng X trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là?

A. 135.                           B. 126.       

C. 124.                           D. 116.

Câu 37: Este X (có khối lượng phân tử bằng 103) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 325 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là?

A. 24,25.                        B. 26,82.

C. 27,25.                        D. 26,25.

Câu 38: Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ X, Y đều mạch hở (MX<MY). Thủy phân hoàn toàn 7,1 gam E bằng dung dịch chứa NaOH vừa đủ. Sau phản ứng, thu được một ancol duy nhất và 7,74 gam hỗn hợp hai muối (gồm muối của một axit hữu cơ đơn chức và muối của Gly). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng E trên cần 0,325 mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 0,26 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với?

A. 75,6%.                      B. 24,8%.  

C. 24,4%.                      D. 75,2%

Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 7,98 gam hỗn hợp X chứa Mg, Al và MgCO3 trong dung dịch chứa NaNO3 và 0,62 mol NaHSO4. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 3,808 lít hỗn hợp khí Z gồm H2, NO, CO2 với tỷ lệ mol tương ứng là 9:4:4. Cô cạn Y được hỗn hợp muối trung hòa khan Z. Phần trăm khối lượng muối natri trong Z gần nhất với giá trị?

A. 59,5.                          B. 50,0.

C. 45,5.                          D. 65,5.

Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 10,25. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là?

A. 8,9 gam.                B. 16,5 gam.

C. 15,7 gam.              D. 14,3 gam.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

A

D

C

D

C

6

7

8

9

10

B

C

A

B

D

11

12

13

14

15

D

A

A

B

B

16

17

18

19

20

C

D

B

C

D

21

22

23

24

25

B

B

B

B

B

26

27

28

29

30

A

A

A

C

D

31

32

33

34

35

D

C

A

C

D

36

37

38

39

40

D

C

D

A

C

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học tại Tuyensinh247.com

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí