Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 8 - Đề số 2 có lời giải chi tiết


Đề bài

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN LỊCH SỬ- LỚP 8

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi - pay (Ấn Độ) diễn ra trong thời gian nào?

A. Từ năm 1857 đến năm 1858.

B. Từ năm 1858 đến năm 1859.

C. Từ năm 1857 đến năm 1859.

D. Từ năm 1856 đến năm 1858.

Câu 2. Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì?

A. Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển.

B. Là cơ sở kĩ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí.

C. Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển. 

D. Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển.

Câu 3. Tại sao nói thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã thay đổi cục diện thế giới?

A. Hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.

B. Phá bỏ mọi xiềng xích áp bức trên thế giới.

C. Đưa nước Nga Xô Viết trở thành “thành trì của cách mạng thế giới”.

D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Nga hoàng, xây dựng nhà nước Xô viết.

Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 1929 – 1929 có liên quan đến đặc điểm nào của cuộc đấu tranh?

A. Mục tiêu và lãnh đạo.

B.  Lãnh đạo và quy mô.

C. Mục tiêu và quy mô.

D. Mục tiêu và ý nghĩa.

Câu 5. Tính chất của cuộc cách mạng Pháp năm 1789 là gì?

A. Cách mạng tư sản triệt để nhất.

B. Cách mạng vô sản.

C. Cách mạng dân chủ nhân dân.

D. Cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì?

A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.

B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa.

C. Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp.

D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức.

Câu 7. Hình thức đấu tranh cao nhất trong cách mang tháng Hai năm 1917 là gì?

A. Tổng bãi công chính trị .

B. Bãi công. 

C. Biểu tình.

D. Khởi nghĩa vũ trang.

Câu 8. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?

A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.

B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.   

C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.

D. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn  mạnh.

Câu 9. Trong cách mạng công nghiệp máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong ngành:

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp khai khoáng.

C. Công nghiệp dệt 

D. Giao thông vận tải.

Câu 10. Quốc tế cộng sản được thành lập đã lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng

A. xã hội chủ nghĩa.

B. dân chủ tư sản.

C. dân chủ nhân dân.

D. xã hội dân chủ.

Câu 11. Qua ba cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cam-pu-chia chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?

A.  Khởi nghĩa Si-vô-tha.

B.  Khởi nghĩa Xa-van-na-khét.

C. Khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-la-ven.

D.  Khởi nghĩa A-cha-Xoa và Pu-côm-bô.

Câu 12. Điểm giống nhau về thời gian trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai ở Liên Xô là gì?

A.  Đều thực hiện trong 5 năm.

B. Đều hoàn thành kế hoạch trước thời hạn.

C. Đều hoàn thành trước thời hạn 6 tháng.

D. Đều hoàn thành trước thời hạn 9 tháng.

Câu 13. Sau cách mạng tư sản, nước Anh thiết lập chế độ

A. Cộng hòa.

B. Quân chủ chuyên chế.

C. Dân chủ chủ nô.               

D. Quân chủ lập hiến.

Câu 14. Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?

A. Lao động nhiều giờ, lương thấp, chưa có ý thức đấu tranh.     

B. Trẻ em rễ sai bảo.

C. Không cần trả lương.

D. Đó là lực lượng chiếm số đông trong đất nước  .

Câu 15. Nêu những quyết định quan trọng của Quốc tế thứ hai?

A. Sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động

B. Sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản; đòi tăng lương, giảm giờ làm; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động

C. Thỏa hiệp với Tư sản; đòi tăng lương, giảm giờ làm; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động

D. Lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động; sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản

Câu 16. Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào? 

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hoà tư sản.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Tư bản chủ nghĩa.

Câu 17. Đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?

A. Lương Khải Siêu.

B. Khang Hữu Vi.

C. Vua Quang Tự.

D. Tôn Trung Sơn.

Câu 18. Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất gì?

A. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.                                        

B.  Chiến tranh đế quốc chính nghĩa.

C. Chiến tranh giành giật thuộc địa.

D. Chiến tranh chia lại bản đồ thế giới.

Câu 19. Trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925-1941), về mặt xã hội nhân dân Liên Xô đã đạt được thành tựu tiêu biểu nào?

A. Tiêu diệt được bọn phản cách mạng.

B. Đẩy lùi được các cao trào cách mạng.

C. Xóa bỏ được chế độ người bóc lột người.

D. Giải quyết được mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân với Nga hoàng.

Câu 20. Ở giai đoạn một của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1916) không mang đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu ở thời kì đầu.

B. Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng.

C. Phe liên minh chiếm ưu thế và giành nhiều thắng lợi.

D. Hai phe chuyển sang duy trì thế cầm cự trong năm 1916.

Quảng cáo
decumar

Lời giải chi tiết

1. C

2. A

3. A

4. D

5. A

6. A

7. D

8. C

9. C

10. A

11. D

12. D

13. D

14. A

15. B

16. C

17. D

18. A

19. C

20. C

Câu 1

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 57.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi - pay (Ấn Độ) diễn ra từ năm 1857 đến năm 1859.

Chọn C

Câu 2

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 51 – 52.

Cách giải:

Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển.

Chọn A

Câu 3

Phương pháp: Dựa vào kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga để giải thích.

Cách giải:

Cách mạng tháng Mười Nga 1917 giành thắng lợi dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới làm cho Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Trên thế giới đã phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng thành công đã cổ vũ mạnh mẽ và chỉ ra con đường đúng đắn đi đến thắng lợi cuối cùng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Chọn A

Câu 4

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 98, suy luận.

Cách giải:

Nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 1929 – 1929 có liên quan đến mục tiêu và ý nghĩa của cuộc đấu tranh này:

- Mục tiêu: nhằm chống lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.

- Ý nghĩa: góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.

Chọn D

Câu 5

Phương pháp: Dựa vào mục tiêu, kết quả của cuộc cách mạng để đánh giá tính chất.

Cách giải:

Tính chất của cuộc cách mạng Pháp năm 1789 là cách mạng tư sản triệt để nhất. Bởi vì:

- Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Chọn A

Câu 6

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 39.

Cách giải:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.

Chọn A

Câu 7

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 76.

Cách giải:

Hình thức đấu tranh cao nhất trong cách mang tháng Hai năm 1917 là khởi nghĩa vũ trang.

Chọn D

Câu 8

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 29.

Cách giải:

Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng.

Chọn C

Câu 9

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 18

 Cách giải:

Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh, trước hết là ở ngành dệt, với sự ra đời của máy kéo sợi Gien – ni

Chọn C

Câu 10

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 113.

 Cách giải:

Một trong những nội dung quan trọng của lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Âu – Mĩ. Quốc tế cộng sản ra đời và đã lạnh đạo phong trào cách mạng theo con đường cách mạng tháng Mười – con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Chọn A

Câu 11

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 65, suy luận.

 Cách giải:

- Khởi nghĩa A-cha-xoa: lập căn cứ chống Pháp ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc, Việt Nam), liên minh với nghĩa quân của Thiên Hộ Dương.

- Khởi nghĩa Pu-côm-bô: xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền, Thiên Hộ Dương được nhân dân Việt Nam giúp đỡ đã đánh thắng quân Pháp nhiều trận.

=> Khởi nghĩa A-cha-xoa và Pu-côm-bô là hai cuộc khởi nghĩa có sự phối hợp chiến đấu của nhân dân Việt Nam.

Chọn D

Câu 12

Phương pháp: Dựa vào kiến thức về hai kế hoạch 5 năm được thực hiện ở Liên Xô (SGK Lịch sử 8, trang 85) để so sánh.

Cách giải:

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện cụ thể qua các kế hoạch 5 năm. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và lần thứ hai (1933 – 1937) đều hoàn thành trước thời hạn, cụ thể là trước 9 tháng. Điều này chứng tỏ chính sách đúng đắn của Liên bang Xô viết và tinh thần hứng khởi, nỗ lực hết mình đem công sức xây dựng chế độ mới của nhân dân.

Chọn D

Câu 13

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 6.

Cách giải:

Sau cách mạng tư sản, nước Anh thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Chọn D

Câu 14

Phương pháp: Dựa vào mức lươngtrẻ em nhận được và thời gian lao động thực tế để giải thích.

Cách giải:

Giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em vì chỉ cần trả mức lương thấp mà trẻ em vẫn phải làm việc nhiều giờ và trẻ em thì chưa có ý thức đấu tranh.

Chọn A

Câu 15

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 47

 Cách giải:

Ngày 14/7/1889 Quốc tế thứ hai thành lập, Đại hội thông qua những quyết định quan trọng: sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước; đấu tranh đòi ngày làm 8h; lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp VS thế giới (ngày quốc tế lao động)

Chọn B

Câu 16

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 10.

Cách giải:

Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị quân chủ chuyên chế.

Chọn C

Câu 17

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 61.

Cách giải:

Đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn.

Chọn D

Câu 18

Phương pháp: Dựa vào mục đích và hậu quả để đánh giá.

Cách giải:

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) mang tính chất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa xuất phát từ hai lí do sau:

- Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc là giành giật và bảo vệ quyền lợi của mình.

- Chiến tranh tàn phá và để lại hậu quả nặng nề cho các nước tham chiến và ảnh hưởng đến các quốc gia khác trên thế giới.

Chọn A

Câu 19

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 86.

Cách giải:

Trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925-1941), về mặt xã hội nhân dân Liên Xô đã đạt được thành tựu tiêu biểu: Xóa bỏ được chế độ người bóc lột người, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.

Chọn C

Câu 20

Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 71, suy luận.

Cách giải:

Trong giai đoạn 1 của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1916):

- Đến năm 1916, hai phe chuyển sang thế cầm cự.

- Trong thời kì đầu, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu nhưng sau đó lan rộng sang nhiều nước ở các châu lục khác cùng tham gia.

- Nhiều loại vũ khí được đưa vào sử dụng.

- Hàng chục triệu nhân dân lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp thống trị.

Chọn C

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.