Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Học kì 1 - Sinh học 7>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Học kì 1 - Sinh học 7
Đề bài
Vai trò thực tiễn |
Tên các đại diện |
Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt giáp xác nhỏ |
|
Gây bệnh ở động vật |
|
Gây bệnh ở người |
|
Có ý nghĩa về địa chất |
|
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Đặc điểm giống nhau giữa giun tròn và giun dẹp
A. Cơ thể có đối xứng 2 bên
B. Đều có ruột khoang
C. Sống cố định
D. Giun kim
2. Loại tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ cho ruột khoang là:
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào gai
C. Tế bào hình túi
D. Tế bào hình sao
3. Bên ngoài cơ thể của giun đũa có lớp vỏ bảo vệ bằng chất:
A. Đá vôi B. Kitin
C. Cuticun D. Dịch nhờn
4. Ở người giun kim kí sinh trong:
A. Ruột già B. Ruột non
C. Dạ dày D. Gan
II.TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu l. Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã như thế nào ?
Câu 2. Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang ?
Câu 3. Nêu đặc điểm cấu tạo của giun đất ? Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?
Lời giải chi tiết
Vai trò thực tiễn |
Tên các đại diện |
Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt giáp xác nhỏ |
Trùng biến hình, trùng roi |
Gây bệnh ở động vật |
Trùng cầu, trùng bào tử |
Gây bệnh ở người |
Trùng kiết lị, trùng sốt rét |
Có ý nghĩa về địa chất |
Trùng lỗ |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1.
* Di chuyển: nhờ lông bơi
* Dinh dưỡng:
Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ...) được lông bơi dồn về lỗ miệng.Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hoá. Sau đó không bào tiêu hoá rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hoá biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bã được thải ra ngoài: qua lỗ thoát ở thành cơ thể.
Câu 2. Đặc điểm chung cùa ngành Ruột khoang:
-Tuy rất khác nhau về kích thước, hình dạng và lối sống nhưng các loài ruột khoang đều có chung đặc điểm sau:
+ Đối xứng toa tròn
+ Ruột dạng túi
+ Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
-Đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 3. * Đặc điểm cấu tạo của giun đất:
- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt (có vòng tơ xung quanh mỗi đốt).
- Phần đầu có miệng, thành cơ thể phát triển và đai sinh dục chiếm 3 đốt.
- Hậu môn ở phía đuôi.
- Cơ thể đối xứng hai bên
- Có khoang cơ thể chính thức
- Giun đất có cơ quan tiêu hoá phân hoá
- Hô hấp qua da
- Hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch.
* Mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất vì: nước ngập làm giun đất ngạt thở (giun đất hô hấp qua da)
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Học kì 1 - Sinh học 7
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 7 - Học kì 1 - Sinh học 7
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 8 - Học kì 1 - Sinh học 7
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 9 - Học kì 1 - Sinh học 7
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 10 - Học kì 1 - Sinh học 7
>> Xem thêm