

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 sử 11 - Đề số 6 có lời giải chi tiết>
Đề bài
Câu 1: (4 điểm) Điền mốc thời gian cho phù hợp với nội dung của lịch sử nước Đức trong bảng sau:
Thời gian |
Nội dung sự kiện |
… |
Sản xuất công nghiệp Đức phát triển mạnh, vươn lên đứng đấu châu Âu. |
Năm 1932 |
… |
Ngày 30-1-1933 |
… |
… |
Hít-le vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội, sau đó đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng phát luật |
Năm 1934 |
… |
… |
Nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược |
Câu 2: (6 điểm) Nước Đức đã tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) như thế nào? Hãy nêu những chính sách về chính trị, kinh tế của nước Đức để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 64-68.
Cách giải:
Thời gian |
Nội dung sự kiện |
Năm 1929 |
Sản xuất công nghiệp Đức phát triển mạnh, vươn lên đứng đấu châu Âu. |
Năm 1932 |
Sản xuất công nghiệp ở Đức giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng |
Ngày 30-1-1933 |
Hít-le lên làm thủ tướng, mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. |
Tháng 3-1933 |
Hít-le vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội, sau đó đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng phát luật |
Năm 1934 |
Nền Cộng hòa Vai-ma hòa toàn sụp đổ |
Năm 1938 |
Nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược |
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 64-68, suy luận
Cách giải:
* Nước Đức tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933):
- Cuộc khủng hoảng thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức. Mâu thuẫn xã hội và các cuộc đấu tranh của nhân dân đã dẫn tới cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Giai cấp tư sản không đủ sức mạnh để duy trì chế độ Cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng đó.
- Đảng Quốc xã ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng. Hít-le ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
- Thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm Thủ tướng và thành lập Chính phủ mới, mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.
* Những chính sách về chính trị, kinh tế của nước Đức để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933):
- Về chính trị:
+ Từ năm 1933, Chính phủ Hít-le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.
+ Năm 1934, Tổng thống Hin-đen-bua qua đời, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ.
- Về kinh tế: chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế.
Loigiaihay.com


- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 sử 11 - Đề số 9 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 sử 11 - Đề số 12 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 sử 11 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 sử 11 - Đề số 8 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 sử 11 - Đề số 11 có lời giải chi tiết
>> Xem thêm
- Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ?
- Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên ?
- Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại ?
- Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?
- Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
- Tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.
- Nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867
- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX
- Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
- Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?