Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 sử 11 - Đề số 1 có lời giải chi tiết


Đề bài

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình tại đâu, vào thời gian nào?

A. Pari (1919 -1920) và Luân Đôn (1920 – 1921)

B. Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922)

C. Luân Đôn (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922)

D. Oasinhtơn (1919 – 1920) và Vécxai (1921 – 1922)

Câu 2. Văn kiện kí kết từ các hội nghị hòa hình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là

A. Trật tự đa cực

B. Trật tự Oasinhtơn

C. Trật tự Vécxai

D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn

Câu 3. Những nước giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ

B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản

C. Anh, Đức, Mĩ, Nhật Bản

D. Italia, Pháp, Mĩ, Nhật Bản

Câu 4. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là

A. Hội Ái hữu

B. Hội Quốc xã

C. Hội Quốc liên

D. Hội Đoàn kết

Câu 5. Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực

A. Xã hội                       B. Kinh tế

C. Văn hóa                   D. Chính trị

Câu 6. Nội dung chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận

B. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản

C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa

D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh.

Câu 7. Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh”

A. Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau

B. Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế

C. Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng

D. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi

Câu 8. Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là

A. Duy trì trật tự thế giới mới

B. Tăng cường an ninh giữa các nước

C. Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế

D. Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, khoa học giữa các nước

Câu 9. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là do

A. Giá cả đắ đỏ, người dân không mua được hàng hóa

B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923

C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929

D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu

Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản

C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn

D. Gây hậU quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 B

 B

B

A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 59.

Cách giải:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921-1922) để kí kết hòa ước và các hiệp định phân chia quyền lợi.

Chọn đáp án: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 59.

Cách giải:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921-1922) để kí kết hòa ước và các hiệp định phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Vécxai và Oasinhtơn thường được gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

Chọn đáp án: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 59.

Cách giải:

Trật tự thế giới thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận.

Chọn đáp án: B

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 60.

Cách giải:

Hội Quốc liên – tổ chức chính tị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 61.

Cách giải:

Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực kinh tế.

Chọn đáp án: B

Câu 6.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt. Trong khi đó sức mua giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ. 

=> Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là việc sản xuất ồ ạt “cùn” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929.

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 61, loại trừ.

Cách giải:

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bao gồm:

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

- Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.

- Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

- Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn rã ở khắp các nước.

Chọn đáp án: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 60, suy luận.

Cách giải:

Nhằm duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên – một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.

=> Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên (Hội Quốc liên) là duy tri trật tự thế giới mới.

Chọn đáp án: A

Câu 9.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt. Trong khi đó sức mua giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ. 

=> Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là việc sản xuất ồ ạt “cùn” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929.

Chọn đáp án: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 61, loại trừ.

Cách giải:

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bao gồm:

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

- Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.

- Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

- Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn rã ở khắp các nước.

Chọn đáp án: B

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.