Đa dạng thực vật KHTN 6 Cánh Diều>
Lý thuyết Đa dạng thực vật KHTN 6 Cánh Diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.
I. Các nhóm thực vật
II. Thực vật không có mạch dẫn (rêu)
- Rễ, lá giả và không có mạch dẫn.
- Kích thước nhỏ bé, thường mọc thành đám.
- Sống nơi ẩm ướt, thường dưới tán rừng, bám trên gỗ, đá, …
III. Thực vật có mạch dẫn, không có hạt (dương xỉ)
- Có mạch dẫn, có rễ.
- Sống ở nơi đất ẩm, dưới tán rừng, ven bờ ruộng,… trên cạn (dương xỉ) hoặc dưới nước (rau bợ, bèo vảy ốc), nơi có khí hậu nóng ẩm.
IV. Thực vật có mạch dẫn, có hạt, không có hoa (hạt trần)
- Có mạch dẫn, rễ, thân, lá phát triển, phần lớn cây hạt trần có lá hình kim.
- Cơ quan sinh sản: Có hạt không được bao kín trong quả và không có hoa. Hạt nằm trên những lá noãn xếp liền nhau thành nón, nón đực nhỏ, nón cái lớn hơn.
- Ví dụ: thông, pơmu, kim giao, bách tán, trắc bách diệp,…
V. Thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa (hạt kín)
- Có mạch dẫn, rễ, thân, lá phát triển với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.
- Cơ quan sinh sản: Có hạt nằm trong quả và có hoa.
- Đa dạng về số lượng loài, số cá thể, kích thước và môi trường sống.
Sơ đồ tư duy Đa dạng thực vật:
Loigiaihay.com
- Trả lời câu hỏi mở đầu trang 106 SGK KHTN 6 Cánh Diều
- Trả lời câu hỏi mục 1 trang 106 SGK KHTN 6 Cánh Diều
- Trả lời câu hỏi mục 2 trang 107 SGK KHTN 6 Cánh Diều
- Trả lời câu hỏi mục 3 trang 107 SGK KHTN 6 Cánh Diều
- Trả lời luyện tập mục 3 trang 108 SGK KHTN 6 Cánh Diều
>> Xem thêm