Câu 2 trang 83 SGK Sinh học 11 Nâng cao>
Giải bài tập Câu 2 trang 83 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Đề bài
Trình bày cơ chế điều hòa nước và muối khoáng của thận.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhở khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.
Lời giải chi tiết
Cơ chế điều hòa nước và muối khoáng của thận:
* Điều hòa lượng nước:
Sự điều hòa lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: áp suất thẩm thấu và huyết áp.
- Khi áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm, do khối lượng nước trong cơ thể giảm, sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước nằm ở vùng dưới đồi thị gây cảm giác khát, đồng thời kích thích thùy sau tuyến yên tăng cường tiết hoocmôn chống đa niệu (ADH), mặt khác gây co các động mạch thận. Kết quả là cần cung cấp thêm nước cho cơ thể (qua uống để giải khát) và giảm lượng nước tiểu bài xuất.
- Trái lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất thẩm thấu và tăng huyết áp, một cơ chế ngược lại sẽ làm tăng bài tiết nước tiểu để giúp cân bằng nước trong cơ thể.
* Điều hòa muối khoáng:
NaCl là thành phần chủ yếu tạo nên áp suất thẩm thấu của máu. Vì vậy. điều hòa muối chính là điều hòa hàm lượng Na+ trong máu. Khi hàm lượng Na+ giảm, hoocmôn anđostêron của vỏ tuyến trên thận sẽ tiết ra, có tác dụng tăng khả năng tái hấp thu Na+ của các ống thận. Ngược lại, khi lượng muối NaCl được lấy vào quá nhiều làm áp suất thẩm thấu tăng sẽ gây cảm giác khát, uống nhiều nước. Lượng nước và muối dư thừa sẽ được thải loại qua nước tiểu để bảo đảm cân bằng nội môi.
Loigiaihay.com
- Câu 3 trang 83 SGK Sinh học 11 Nâng cao
- Câu 4 trang 83 SGK Sinh học 11 Nâng cao
- Câu 5 trang 83 SGK Sinh học 11 Nâng cao
- Câu 1 trang 83 SGK Sinh học 11 Nâng cao
- Khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Vì sao cần phải giáo dục dân số và giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.
- Trình bày các biện pháp tránh thai và hậu quả của việc phá thai ở tuổi vị thành niên.
- Vì sao ở người phải sinh đẻ có kế hoạch?
- Nuôi cấy phôi đã được giải quyết những vấn đề gì trong sinh sản ở động vật và trong sinh đẻ ở người?
- Vì sao một trong những biện pháp tăng sinh ở động vật là phải cần xử lý giao tử và thụ tinh nhân tạo.
- Vì sao cần phải giáo dục dân số và giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.
- Trình bày các biện pháp tránh thai và hậu quả của việc phá thai ở tuổi vị thành niên.
- Vì sao ở người phải sinh đẻ có kế hoạch?
- Nuôi cấy phôi đã được giải quyết những vấn đề gì trong sinh sản ở động vật và trong sinh đẻ ở người?
- Vì sao một trong những biện pháp tăng sinh ở động vật là phải cần xử lý giao tử và thụ tinh nhân tạo.