Xem thêm: Bài 2. Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện
Bài 6. Gọi \(Đ\) là phép đối xứng qua mặt phẳng \((P)\) và \(a\) là một đường thắng nào đó. Giả sử \(Đ\) biến đường thẳng \(a\) thành đường thẳng \(a’\). Trong trường hợp nào thì :
a) \(a\) trùng với \(a'\) ;
b) \(a\) song song với \(a'\);
c) \(a\) cắt \(a'\);
d) \(a\) và \(a'\) chéo nhau ?
Giải
a) \(a\) trùng với \(a’\) khi \(a\) nằm trên mp\((P)\) hoặc \(a\) vuông góc với mp\((P)\)
b) \(a\) song song với \(a’\) khi \(a\) song song với mp\((P)\).
c) \(a\) cắt \(a’\) khi \(a\) cắt \(mp(P)\) nhưng không vuông góc với \(mp(P)\).
d) \(a\) và \(a’\) không bao giờ chéo nhau.
loigiaihay.com
Các bài liên quan: - Bài 2. Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện