
Nước ta có 9 hệ thống sông lớn, còn lại là các hệ thống sông nhỏ và rời rạc nằm dọc ven biển Quảng Ninh và Trung Bộ nước ta.
1. Sông ngòi Bắc Bộ
a) Đặc điểm
- Sông có dạng hình nan quạt.
- Chế độ nước thất thường.
- Lũ kéo dài từ 5 tháng (tháng 6 – tháng 10), cao nhất tháng 8.
- Lũ lên nhanh, kéo dài.
b) Hệ thống sông chính
- Tiêu biểu là hệ thống sông Hồng: gồm 3 sông chính là sông Hồng, sông Lô và sông Đà.
- Sông Thái Bình, Bằng Giang, Kì Cùng, sông Mã…
2. Sông ngòi Trung Bộ
a) Đặc điểm
- Sông ngắn, dốc.
- Lũ lên nhanh và đột ngột.
- Lũ tập trung vào cuối năm từ tháng 9 đến tháng 12.
b) Hệ thống sông chính
- Sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng.
3. Sông ngòi Nam Bộ
a) Đặc điểm
- Chế độ nước điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Lũ từ tháng 7 đến tháng 11.
b) Hệ thống sông chính
- Hai hệ thống sông lớn nhất là sông Mê Công và sông Đồng Nai.
- Sông Mê Công:
+ Là hệ thống sông lớn nhất vùng Đông Nam Á, dài 4300 km, chảy qua 6 quốc gia.
+ Đoạn sông Mê Công chảy trên lãnh thổ nước ta có tên là sông Cửu Long, gồm 2 nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển Đông bằng 9 cửa.
Em hãy tìm trên hình 33.1 (SGK trang 118) vùng hợp lưu của ba sông: sông Hồng (sông Thao), sông Lô, sông Đà.
Em hãy cho biết vì sao sông ngòi Trung Bộ lại có đặc điểm như vậy? Tìm trên bản đồ một số sông lớn ở Trung Bộ nước ta.
Em hãy cho biết đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có chung tên là gì, chia làm mấy nhánh,...
Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long.
Xác định trên hình 33.1 (SGK trang 118) chín hệ thống sông lớn của nước ta.
Các thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào?
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: