Lý thuyết bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam Địa lí 8>
Lý thuyết bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam Địa lí 8 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
1. Giá trị của tài nguyên sinh vật
a) Kinh tế
- Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng: đinh, lim, sến, táu, lát hoa, cẩm lai, gũ...
- Cung cấp tinh dầu, nhựa, ta-nanh và chất nhuộm: hồi, hoàng đàn, sơn, thông, dầu, trám, dành dành....
- Cung cấp thực phẩm, lương thực: nấm hương, mộc nhĩ, măng, hạt dẻ...
- Cung cấp thuốc chữa bệnh, bồi dưỡng sức khỏe: tam thất, xuyên khung, ngũ gia bì, nhân trần, ngải cứu, quế, hồi, thảo quả...
- Cung cấp cây cảnh và hoa: si, sanh, đào, vạn tuế, các loại hoa (hồng, cúc, phong lan...)
- Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp: song, mây, tre, trúc, nứa giang...
b) Văn hoá, du lịch
- Sinh vật cảnh.
- Tham quan, du lịch.
- Nghỉ dưỡng.
- Nghiêm cứu khoa học.
c) Môi trường sinh thái
- Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
- Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán.
- Ổn định độ phì của đất.
2. Bảo vệ tài nguyên rừng
- Tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm theo thời gian.
- Diện tích rừng giảm dần, tỉ lệ che phủ của rừng thấp: 33- 35% diện tích tự nhiên.
- Chất lượng rừng bị suy giảm.
- Biện pháp bảo vệ rừng:
+ Ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển rừng.
+ Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tu bổ tái tạo rừng.
+ Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác.
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.
3. Bảo vệ tài nguyên động vật
- Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.
- Câu hỏi 1 - Mục 1 - Tiết 38 - Trang 134 - SGK Địa lí 8
- Câu hỏi 1 - Mục 2 - Tiết 38 - Trang 134 - SGK Địa lí 8
- Bài 1 - Trang 135 SGK Địa lí 8
- Bài 2 - Trang 135 SGK Địa lí 8
- Bài 3 - Trang 135 SGK Địa lí 8
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục