CHƯƠNG 1. ĐA THỨC NHIỀU BIẾN
Bài 1. Đơn thức nhiều biến. Đa thức nhiều biến
Bài 2. Các phép tính với đa thức nhiều biến
Bài 3. Hằng đẳng thức đáng nhớ
Bài 4. Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử
Bài tập cuối chương 1
CHƯƠNG 2. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
Bài 1. Phân thức đại số
Bài 2. Phép cộng, phép trừ phân thức đại số
Bài 3. Phép nhân, phép chia phân thức đại số
Bài tập cuối chương 2
Hoạt động thực hành và trải nghiệm Chủ đề 1. Quản lí tài chính cá nhân
CHƯƠNG 6. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
Bài 1. Thu thập và phân loại dữ liệu
Bài 2. Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ
Bài 3. Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ
Bài 4. Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
Bài 5. Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Bài tập cuối chương 6
CHƯƠNG 8. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG. HÌNH ĐỒNG DẠNG
Bài 1. Định lí Thalès trong tam giác
Bài 2. Ứng dụng của định lí Thalès trong tam giác
Bài 3. Đường trung bình của tam giác
Bài 4. Tính chất đường phân giác của tam giác
Bài 5. Tam giác đồng dạng
Bài 6. Trường hợp đồng dạng thứ nhất của tam giác
Bài 7. Trường hợp đồng dạng thứ hai của tam giác
Bài 8. Trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác
Bài 9. Hình đồng dạng
Bài 10. Hình đồng dạng trong thực tiễn
Bài tập cuối chương 8

Trắc nghiệm Nhận biết hàm số bậc nhất và xác định các hệ số của chúng Toán 8 có đáp án

Trắc nghiệm Nhận biết hàm số bậc nhất và xác định các hệ số của chúng

10 câu hỏi
Trắc nghiệm
Câu 1 :

Chọn khẳng định đúng.

  • A.
    Hàm số bậc nhất có dạng \(y = ax + b\), trong đó a, b là các số cho trước
  • B.
    Hàm số bậc nhất có dạng \(y = ax + b\), trong đó a, b là các số cho trước và a khác 0
  • C.
    Hàm số bậc nhất có dạng \(y = ax + b\), trong đó a, b là các số cho trước và b khác 0
  • D.
    Hàm số bậc nhất có dạng \(y = ax + b\), trong đó a, b là các số cho trước và a, b khác 0
Câu 2 :

Cho hàm số bậc nhất \(y = 2x + 1,\) biết rằng a, b lần lượt là hệ số của x và hệ số tự do. Khi đó:

  • A.
    \(a = 2;b = 1\)
  • B.
    \(a = 1;b = 2\)
  • C.
    \(a = 2;b = 0\)
  • D.
    \(a = 0;b = 2\)
Câu 3 :

Trong các hàm số sau, hàm số nào không là hàm số bậc nhất?

  • A.
    \(y = 2x\)
  • B.
    \(y = 1\)
  • C.
    \(y = \frac{{ - 1}}{2}x + 4\)
  • D.
    \(y =  - 6x + 1\)
Câu 4 :

Cho hàm số bậc nhất \(y = \frac{1}{3}x + 6\), giá trị của y tương ứng với \(x = 3\) là:

  • A.
    \(y = 5\)
  • B.
    \(y = 7\)
  • C.
    \(y = 6\)
  • D.
    \(y = 8\)
Câu 5 :

Giá bán 1kg vải thiều loại I là 40 000 đồng.

Chọn đáp án đúng.

  • A.
    Công thức biểu thị số tiền y (đồng) thu được khi bán x kg vải thiều loại I là \(y = 40\;000x\), y là hàm số bậc nhất của x.
  • B.
    Công thức biểu thị số tiền y (đồng) thu được khi bán x kg vải thiều loại I là \(y = 40\;000x\), y không là hàm số bậc nhất của x.
  • C.
    Công thức biểu thị số tiền y (đồng) thu được khi bán x kg vải thiều loại I là \(x = 40\;000y\), y không là hàm số bậc nhất của x.
  • D.
    Công thức biểu thị số tiền y (đồng) thu được khi bán x kg vải thiều loại I là \(x = 40\;000y\), y là hàm số bậc nhất của x.
Câu 6 :

Cho hàm số \(y = \left( {m - 1} \right)x + {m^2}\). Có bao nhiêu giá trị của m để hàm số đã cho là hàm số không là hàm số bậc nhất?  

  • A.
    Không có giá trị nào
  • B.
    1 giá trị
  • C.
    2 giá trị
  • D.
    Vô số giá trị
Câu 7 :

Với giá trị nào của m thì hàm số \(y = 3mx + 6m - x\) là hàm số bậc nhất?

  • A.
    \(m \ne  - 3\)
  • B.
    \(m \ne 3\)
  • C.
    \(m \ne \frac{{ - 1}}{3}\)
  • D.
    \(m \ne \frac{1}{3}\)
Câu 8 :

Một hình chữ nhật có các kích thước là 2m và 3m. Gọi y là chu vi của hình chữ nhật này sau khi tăng chiều dài và chiều rộng thêm x(m).

Chọn đáp án đúng.

  • A.
    \(y = 4x + 10\) không là hàm số bậc nhất theo biến số x.
  • B.
    \(y = 4x + 10\) là hàm số bậc nhất theo biến số x.
  • C.
    \(y = 2x + 5\) là hàm số bậc nhất theo biến số x.
  • D.
    \(y = 2x + 5\) không là hàm số bậc nhất theo biến số x.
Câu 9 :

Hiện tại bạn An đã để dành được 400 000 đồng. Bạn An đang có ý định mua một chiếc xe đạp giá 2 000 0000 đồng. Để thực hiện được điều trên, bạn An đã lên kế hoạch mỗi ngày đều tiết kiệm 10 000 đồng. Gọi m (đồng) là số tiền bạn An tiết kiệm được sau t ngày.

Cho khẳng định sau:

Khẳng định 1: m là hàm số bậc nhất của t.

Khẳng định 2: Sau 4 ngày kể từ ngày An bắt đầu tiết kiệm, bạn tiết kiệm được 30 000 đồng

Khẳng định 3: Sau 150 ngày kể từ ngày bắt đầu tiết kiệm, An có thể mua được chiếc xe đạp đó.

Số khẳng định đúng là?

  • A.
    0.
  • B.
    1.
  • C.
    2.
  • D.
    3.
Câu 10 :

Một người đang sử dụng Internet, mỗi phút tốn dung lượng 1MB. Giả sử gói cước Internet của người đó cho phép sử dụng dung lượng 5MB

Chọn đáp án đúng.

  • A.
    Hàm số f(x) biểu thị dung lượng tiêu tốn (MB) theo thời gian sử dụng internet x (giây) là \(y = 60x\)
  • B.
    Hàm số g(x) biểu thị dung lượng cho phép còn lại (MB) sau khi sử dụng internet được x (giây) là \(g\left( x \right) = 5 - 60x\)
  • C.
    Sau khi sử dụng internet 2 phút thì dung lượng cho phép còn lại là 3MB
  • D.
    Sau khi sử dụng internet 2 phút thì dung lượng cho phép còn lại là 2MB