Giải BT trắc nghiệm 11,12,13,14,15,16 trang 34 SBT Sinh học 7>
Giải BT trắc nghiệm 11,12,13,14,15,16 trang 34 SBT Sinh học 7: Ấu trùng giun đũa khi xâm nhập vào cơ thể, theo máu đi qua
Câu 11
Ấu trùng giun đũa khi xâm nhập vào cơ thể, theo máu đi qua:
A. ruột non. B. tim.
C. phổi. D. cả A, B và C
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Ấu trùng giun đũa khi xâm nhập vào cơ thể đến ruột non ấu trùng chui ra vào máu đi qua gan, tim, phổi rồi về ruột non lần 2 mới chính thức kí sinh ở đấy.
Chọn D
Câu 12
Tác hại của giun đũa đối với cơ thể là:
A. gây đau bụng
B. tiết ra chất có hại.
C. tranh thức ăn
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Tác hại của giun đũa đối với cơ thể là: tiết ra chất có hại, tranh thức ăn, gây đau bụng, tắc ruột hoặc ống mật, ...
Chọn D
Câu 13
Giun đốt phân biệt nhờ:
A. cơ thể phân đốt
B. có khoang cơ thể chính thức.
C. có chân bên
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Giun đốt phân biệt nhờ: cơ thể phân đốt, có khoang cơ thể chính thức và có chân ben
Chọn D
Câu 14
Giun đất di chuyển nhờ:
A. lông bơi.
B. vòng tơ.
C. chun dãn cơ thể
D. kết hợp chun dãn và vòng tơ
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Giun đất di chuyển nhờ:kết hợp chun dãn và vòng tơ.
Chọn D
Câu 15
Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở:
A. đầu. B. đốt đuôi.
C. giữa cơ thể D. đai sinh dục.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở đốt đuôi
Chọn B
Câu 16
Bộ phận tương tự " tim" của giun đất nằm ở:
A. mạch lưng
B. mạch vòng.
C. mạch bụng
D. mạch vòng vùng hầu.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Bộ phận tương tự " tim" của giun đất nằm ở mạch vòng vùng hầu.
Chọn D
Loigiaihay.com
- Giải BT trắc nghiệm 17,18,19,20,21,22 trang 35, 36 SBT Sinh học 7
- Giải BT trắc nghiệm 6,7,8,9,10 trang 33,34 SBT Sinh học 7
- Giải BT trắc nghiệm 1,2,3,4,5 trang 33 SBT Sinh học 7
- Giải bài 5 trang 33 SBT Sinh học 7
- Giải bài 4 trang 33 SBT Sinh học 7
>> Xem thêm