Dựa vào hình 6, nhận xét sự khác nhau về độ cao và hướng các dãy núi của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.>
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 30 SGK Địa lí 12
Đề bài
Dựa vào hình 6, nhận xét sự khác nhau về độ cao và hướng các dãy núi của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Quan sát hình 6: xác định vị trí dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam => so sánh độ cao, hướng núi của 2 dãy núi này.
Lời giải chi tiết
Sự khác nhau về độ cao và hướng các dãy núi giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:
- Về độ cao:
+ Trường Sơn Bắc là khu vực núi thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.
+ Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên cao đồ sộ (khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ). Nhiều đỉnh núi trên 2000 m nghiêng về phía đông.
- Hướng các dãy núi:
+ Trường Sơn Bắc: Hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ đạo, một số dãy núi hướng Tây – Đông (dãy Hoành Sơn).
+ Trường Sơn Nam: Là hệ thống cánh cung lớn được hợp bởi 3 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam, Bắc – Nam, Đông Bắc – Tây Nam; cánh cung lưng lồi ra biển Đông, ôm lấy các cao nguyên rộng lớn phía tây.
Loigiaihay.com
- Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
- Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào ?
- Giải bài 1 phần câu hỏi và bài tập trang 32 SGK Địa lí 12
- Dựa vào kiến thức đã học và quan sát hình 6, hãy nhận xét địa hình của hai đồng bằng này
- Dựa vào hình 6, nêu nhận xét về đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung.
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Atlat Địa lí Việt Nam trang 29_Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí lớp 12 - THPT Đoàn Thượng. Năm học 2020 - 2021
- Giải đề thi học kì 2 lớp 12 Môn Địa lí năm học 2020 - 2021 Sở GD - ĐT tỉnh Bình Dương
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 12
- Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 12