Đề thi học kì 2 Hóa 8 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Cho các phản ứng sau:

1) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 

2) CuO + H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + H2O

3) 2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2

4) 2Fe(OH)3  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe2O3 + 3H2O

5) CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2 + 2H2O

Số phản ứng phân hủy là

  • A.

    1.

  • B.

    2.

  • C.

    3.                            

  • D.

    4.

Câu 2 :

Thành phần không khí gồm

 

  • A.

    21% N2; 78% O2 và 1% là các khí khác.

     

  • B.

    78% N2; 21% O2 và 1% là các khí khác.

  • C.

    50% N2; 20% O2 và 30% là các khí khác.

  • D.

    100% O2

Câu 3 :

Cho dãy các axit sau: HCl, HNO3, H2SO3, H2CO3, H3PO4, H3PO3, HNO2. Số axit có ít nguyên tử oxi là

 

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 4 :

Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối?

  • A.
    MgCl2, Na2SO4, KNO3, FeBr3, CuS.  
  • B.
    Na2CO3, H2SO4, Ba(OH)2, K2SO3, ZnBr2.
  • C.
    CaSO4, HCl, MgCO3, HI, Pb(NO3)2.
  • D.
    H2O, Na3PO4, KOH, Sr(OH)2, AgCl.
Câu 5 :

Hiđro và oxi đã hóa hợp theo tỉ lệ thế nào về thể tích để tạo thành nước?

  • A.

    2 phần khí Hvà 1 phần khí O2

  • B.

    3 phần khí H2 và 1 phần khí O­2

  • C.

    1 phần khí H2 và 2 phần khí O2

  • D.

    1 phần khí Hvà 3 phần khí O2

Câu 6 :

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có:

  • A.

    hai chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

  • B.

    một chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

  • C.

    nhiều chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

  • D.

    một chất được tạo thành từ một chất ban đầu.

Câu 7 :

Dầu ăn có thể hòa tan trong

 

  • A.

    nước. 

  • B.

    nước muối. 

  • C.

    xăng.                       

  • D.

    nước đường.

Câu 8 :

Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về khí hiđrô:

 

  • A.
    Là chất khí không màu, không mùi, không vị
  • B.
    Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
  • C.
    Là khí tan rất ít trong nước
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 9 :

Có mấy phương pháp thu khí hiđro?

 

  • A.

  • B.

  • C.

    3                             

  • D.

    4

Câu 10 :

Bazơ không tan trong nước là:

 

  • A.

    Cu(OH)2 

  • B.

    NaOH 

  • C.

    KOH                      

  • D.

    Ca(OH)2

Câu 11 :

Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào có khả năng làm cho quì tím đổi màu đỏ?

 

  • A.

    HNO3 

  • B.

    NaOH  

  • C.

    Ca(OH)2                 

  • D.

    NaCl

Câu 12 :

Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?

 

  • A.

    Sắt oxit. 

  • B.

    Sắt (II) oxit. 

  • C.

    Sắt (III) oxit.         

  • D.

    Sắt từ oxit.

Câu 13 :

Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí nhờ dựa vào tính chất:

 

  • A.

    khí oxi nhẹ hơn không khí

  • B.

    khí oxi nặng hơn không khí

  • C.

    khí oxi dễ trộn lẫn với không khí  

  • D.

    khí oxi ít tan trong nước

Câu 14 :

Hợp chất nào sau đây là bazơ?

 

  • A.

    Đồng (II) nitrat                                      

  • B.

    Kali clorua

  • C.

    Sắt (II) sunfat                                         

  • D.

    Canxi hiđroxit

Câu 15 :

Oxit nào bị khử bởi Hidro:

 

  • A.

    Na2

  • B.

    CaO 

  • C.

    Fe3O4                      

  • D.

    BaO

Câu 16 :

Điều chế hiđro trong công nghiệp, người ta dùng:

 

  • A.

    Zn + HCl 

  • B.

    Fe + H2SO4 

  • C.

    Điện phân nước                  

  • D.

    Khí dầu hỏa

Câu 17 :

Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử

S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2                 (1)

CaCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CaO + CO2     (2)

2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O           (3)

NH3 + HCl → NH4Cl             (4)

 

  • A.

    (1) & (2) 

  • B.

    (2) & (3)

  • C.

    (1) & (3)                 

  • D.

    (3) & (4)

Câu 18 :

Khi đốt cháy mẫu dây sắt trong bình đựng khí oxi, dây sắt cháy mạnh, sáng chói, tạo ra:

  • A.
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đỏ là sắt (III) oxit.
  • B.
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu đỏ là oxit sắt từ.
  • C.
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu xám là sắt (III) oxit.
  • D.
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đen là sắt từ oxit.
Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn 24 kg than đá có chứa 0,5% tạp chất lưu huỳnh và 1,5% tạp chất khác không cháy được. Tính thể tích khí CO2 và SO2 tạo thành (ở điều kiện tiêu chuẩn)

  • A.

    43904 lít.

  • B.

    49388 lít.               

  • C.

    43988 lít.               

  • D.

    44904 lít

     

Câu 20 :

Đốt 9 kg than đá chứa 20% tạp chất. Tính thể tích khí cacbonic sinh ra ở đktc. (Giải thích: Than đá chứa thành phần chính là cacbon C, mà than đá chứa 20% tạp chất thì %C = 100 – 20 = 80%).

  • A.

    13440 lit

  • B.

    6720 lit

  • C.

    4480 lit

  • D.

    Đáp án khác

Câu 21 :

Đốt cháy 33,6 gam Fe trong khí oxi thu được 48 gam oxit sắt. Tên gọi của oxit sắt là

  • A.
    sắt oxit.
  • B.
    sắt (II) oxit.
  • C.
    sắt (III) oxit.
  • D.
    sắt trioxit.
Câu 22 :

Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít?

 

  • A.

    40000 lít

  • B.

    42000 lít                  

  • C.

    42500 lít                   

  • D.

    45000 lít           

Câu 23 :

Dẫn V lít khí H2 (đktc) qua 16 gam oxit sắt FexOy, sau một thời gian thu được 12,8 gam chất rắn X. Giá trị V là

  • A.
    4,48.
  • B.
    5,60.
  • C.
    6,72.
  • D.
    8,96.
Câu 24 :

Hòa tan V lít khí SO3 (đktc) gam vào nước dư, thu được 49 gam H2SO4. Tính V

 

  • A.

    11,2. 

  • B.

    22,4. 

  • C.

    16,8.                              

  • D.

    19,6.

Câu 25 :

Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là

 

  • A.

    11,7 gam. 

  • B.

    5,85 gam. 

  • C.

    4,68 gam.                

  • D.

    7,02 gam.

Câu 26 :

Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

  • A.

    3 gam 

  • B.

    18 gam             

  • C.

    5 gam                      

  • D.

    9 gam

Câu 27 :

Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho.

 

  • A.

    11,88% 

  • B.

    12,20% 

  • C.

    11,19%                   

  • D.

    11,79%

Câu 28 :

Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

 

  • A.

    62,5 ml. 

  • B.

    67,5 ml. 

  • C.

    68,6 ml.                  

  • D.

    69,4 ml.

Câu 29 :

Hòa tan thêm 18,25 gam khí HCl vào 250 gam dung dịch HCl 7,3%. Tính C% của dung dịch thu được

 

  • A.

    14,6%. 

  • B.

    17,3%. 

  • C.

    13,6%.                   

  • D.

    12,7%.

     

Câu 30 :

Cho 9,75 gam Zn vào dung dịch chứa 100 gam HCl 9,125%, phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc). Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch A là

  • A.

    15,52% 

  • B.

    15,76% 

  • C.

    15,72%                   

  • D.

    16,01%

     

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các phản ứng sau:

1) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 

2) CuO + H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + H2O

3) 2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2

4) 2Fe(OH)3  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe2O3 + 3H2O

5) CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2 + 2H2O

Số phản ứng phân hủy là

  • A.

    1.

  • B.

    2.

  • C.

    3.                            

  • D.

    4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất phản ứng sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất phản ứng sinh ra hai hay nhiều chất mới

=> Số phản ứng phân hủy là

3) 2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2

4) 2Fe(OH)3  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe2O3 + 3H2O

Câu 2 :

Thành phần không khí gồm

 

  • A.

    21% N2; 78% O2 và 1% là các khí khác.

     

  • B.

    78% N2; 21% O2 và 1% là các khí khác.

  • C.

    50% N2; 20% O2 và 30% là các khí khác.

  • D.

    100% O2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thành phần không khí gồm: 78% N2; 21% O2 và 1% là các khí khác.

 

Câu 3 :

Cho dãy các axit sau: HCl, HNO3, H2SO3, H2CO3, H3PO4, H3PO3, HNO2. Số axit có ít nguyên tử oxi là

 

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các axit có ít nguyên tử oxi là: H2SO3, H3PO3, HNO2.

 

Câu 4 :

Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối?

  • A.
    MgCl2, Na2SO4, KNO3, FeBr3, CuS.  
  • B.
    Na2CO3, H2SO4, Ba(OH)2, K2SO3, ZnBr2.
  • C.
    CaSO4, HCl, MgCO3, HI, Pb(NO3)2.
  • D.
    H2O, Na3PO4, KOH, Sr(OH)2, AgCl.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: Muối là hợp chất được tạo bởi cation kim loại và anion gốc axit

Lời giải chi tiết :

Muối là hợp chất được tạo bởi cation kim loại và anion gốc axit

A. đúng

B. loại H2SO4 là axit và Ba(OH)2 là bazo

C. Loại HCl và HI là axit

D. Loại H2O và KOH là bazo

Câu 5 :

Hiđro và oxi đã hóa hợp theo tỉ lệ thế nào về thể tích để tạo thành nước?

  • A.

    2 phần khí Hvà 1 phần khí O2

  • B.

    3 phần khí H2 và 1 phần khí O­2

  • C.

    1 phần khí H2 và 2 phần khí O2

  • D.

    1 phần khí Hvà 3 phần khí O2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hiđro và oxi đã hóa hợp theo tỉ lệ 2 phần khí H2 và 1 phần khí O2 về thể tích để tạo thành nước

Câu 6 :

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có:

  • A.

    hai chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

  • B.

    một chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

  • C.

    nhiều chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

  • D.

    một chất được tạo thành từ một chất ban đầu.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Câu 7 :

Dầu ăn có thể hòa tan trong

 

  • A.

    nước. 

  • B.

    nước muối. 

  • C.

    xăng.                       

  • D.

    nước đường.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dầu ăn có thể hòa tan trong xăng.

 

Câu 8 :

Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về khí hiđrô:

 

  • A.
    Là chất khí không màu, không mùi, không vị
  • B.
    Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
  • C.
    Là khí tan rất ít trong nước
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cá các đáp án A, B, C đều đúng. 

Câu 9 :

Có mấy phương pháp thu khí hiđro?

 

  • A.

  • B.

  • C.

    3                             

  • D.

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có 2 phương pháp thu khí hiđro là phương pháp đẩy nước và phương pháp đẩy không khí.

 

Câu 10 :

Bazơ không tan trong nước là:

 

  • A.

    Cu(OH)2 

  • B.

    NaOH 

  • C.

    KOH                      

  • D.

    Ca(OH)2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bazơ không tan trong nước là: Cu(OH)2       

 

Câu 11 :

Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào có khả năng làm cho quì tím đổi màu đỏ?

 

  • A.

    HNO3 

  • B.

    NaOH  

  • C.

    Ca(OH)2                 

  • D.

    NaCl

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dung dịch axit làm quỳ chuyển đỏ

 

Lời giải chi tiết :

Dung dịch axit làm quỳ chuyển đỏ

=> HNO3 là chất có khả năng làm qùy chuyển đỏ

Câu 12 :

Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?

 

  • A.

    Sắt oxit. 

  • B.

    Sắt (II) oxit. 

  • C.

    Sắt (III) oxit.         

  • D.

    Sắt từ oxit.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Fe là kim loại có nhiều hóa trị, hóa trị của Fe trong Fe2O3 là III

=> Công thức Fe2O3 có tên gọi là : sắt (III) oxit

 

Câu 13 :

Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí nhờ dựa vào tính chất:

 

  • A.

    khí oxi nhẹ hơn không khí

  • B.

    khí oxi nặng hơn không khí

  • C.

    khí oxi dễ trộn lẫn với không khí  

  • D.

    khí oxi ít tan trong nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí nhờ dựa vào tính chất: khí oxi nặng hơn không khí

 

Câu 14 :

Hợp chất nào sau đây là bazơ?

 

  • A.

    Đồng (II) nitrat                                      

  • B.

    Kali clorua

  • C.

    Sắt (II) sunfat                                         

  • D.

    Canxi hiđroxit

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bazơ có tên kết thúc bằng chữ hiđroxit

 

Lời giải chi tiết :

- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH) và tên gọi của bazơ gồm tên kim loại + hiđroxit

=> bazơ là: Canxi hiđroxit

 

Câu 15 :

Oxit nào bị khử bởi Hidro:

 

  • A.

    Na2

  • B.

    CaO 

  • C.

    Fe3O4                      

  • D.

    BaO

Đáp án : C

Phương pháp giải :

H2 không khử được các oxit: Na2O, K2O, CaO, BaO, MgO, Al2O3

Lời giải chi tiết :

H2 không khử được các oxit: Na2O, K2O, CaO, BaO, MgO, Al2O3

=> Oxit bị khử là Fe3O4

 

Câu 16 :

Điều chế hiđro trong công nghiệp, người ta dùng:

 

  • A.

    Zn + HCl 

  • B.

    Fe + H2SO4 

  • C.

    Điện phân nước                  

  • D.

    Khí dầu hỏa

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Điều chế hiđro trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp điện phân nước

 

Câu 17 :

Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử

S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2                 (1)

CaCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CaO + CO2     (2)

2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O           (3)

NH3 + HCl → NH4Cl             (4)

 

  • A.

    (1) & (2) 

  • B.

    (2) & (3)

  • C.

    (1) & (3)                 

  • D.

    (3) & (4)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

 

Lời giải chi tiết :

Những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử là:

S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2                 (1)

2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O           (3)

 

Câu 18 :

Khi đốt cháy mẫu dây sắt trong bình đựng khí oxi, dây sắt cháy mạnh, sáng chói, tạo ra:

  • A.
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đỏ là sắt (III) oxit.
  • B.
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu đỏ là oxit sắt từ.
  • C.
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu xám là sắt (III) oxit.
  • D.
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đen là sắt từ oxit.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

3Fe + 2O2  \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe3O4 (oxit sắt từ)

Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn 24 kg than đá có chứa 0,5% tạp chất lưu huỳnh và 1,5% tạp chất khác không cháy được. Tính thể tích khí CO2 và SO2 tạo thành (ở điều kiện tiêu chuẩn)

  • A.

    43904 lít.

  • B.

    49388 lít.               

  • C.

    43988 lít.               

  • D.

    44904 lít

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Từ % tạp chất => tính % cacbon => số mol của C và S trong than đá

+) Viết PTHH 2 phản ứng cháy của C và S  

+) Tính số mol CO2 và SO2 theo PTHH

Lời giải chi tiết :

Trong than đá chứa: Cacbon (x%), lưu huỳnh (0,5%) và tạp chất khác (1,5%)

=> x = 100 – 0,5 – 1,5 = 98 (%)

=> trong 24 kg than đá chứa: 24.98% = 23,52 kg = 23520 gam cacbon;  24.0,5% = 0,12 kg = 120 gam lưu huỳnh;  24.1,5% = 0,36 kg = 360 gam tạp chất khác

=> số mol C là: ${{n}_{C}}=\dfrac{23520}{12}=1960\,mol$

Số mol S là: ${{n}_{S}}=\dfrac{120}{32}=3,75\,mol$

PTHH:       C   +   O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2

Tỉ lệ PT:    1mol               1mol

Phản ứng:  1960mol  → 1960mol

=> Thể tích khí CO2 sinh ra là: ${{V}_{C{{O}_{2}}}}=22,4.1960=43904$ lít

PTHH:        S   +   O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

Tỉ lệ PT:     1mol               1mol

Phản ứng:   3,75mol  →  3,75mol

=> Thể tích khí SO2 sinh ra là: ${{V}_{S{{O}_{2}}}}=22,4.3,75=84$ lít

=> tổng thể tích khí thu được là: $V={{V}_{C{{O}_{2}}}}+{{V}_{S{{O}_{2}}}}=43904+84=43988$ lít

Câu 20 :

Đốt 9 kg than đá chứa 20% tạp chất. Tính thể tích khí cacbonic sinh ra ở đktc. (Giải thích: Than đá chứa thành phần chính là cacbon C, mà than đá chứa 20% tạp chất thì %C = 100 – 20 = 80%).

  • A.

    13440 lit

  • B.

    6720 lit

  • C.

    4480 lit

  • D.

    Đáp án khác

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khối lượng C có trong than là: \({m_C} = \frac{{\% {m_C}}}{{100\% }}.{m_{than}} = \frac{{80\% }}{{100\% }}.9 = 7,2\,(kg) = 7200(g)\)

Số mol C là: \({n_C} = \frac{{{m_C}}}{{{M_C}}} = \frac{{7200}}{{12}} = 600\,(mol)\)

PTHH:          C + O\(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) CO2

Theo PTHH  1                →     1    (mol)

Vậy               600            →  600   (mol)

Thể tích khí CO2 (đktc) thoát ra là: VCO2(dktc) = nCO2 × 22,4 = 600×22,4 = 13440 (lít)

Câu 21 :

Đốt cháy 33,6 gam Fe trong khí oxi thu được 48 gam oxit sắt. Tên gọi của oxit sắt là

  • A.
    sắt oxit.
  • B.
    sắt (II) oxit.
  • C.
    sắt (III) oxit.
  • D.
    sắt trioxit.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi công thức hợp chất là FexOy.

\(2xFe + y{O_2} \to 2F{e_x}{O_y}\)

ta có \(\dfrac{{{n_{Fe}}}}{{{n_{{O_2}}}}} = \dfrac{{2x}}{y}\) ⟹ Công thức hợp chất

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,6 mol.

Áp dụng ĐLBTKL ⟹ msắt + moxi = moxit

⟹ moxi = moxit - msắt  = 48 – 33,6 = 14,4 gam.

⟹ \({n_{{O_2}}} = 0,45\)mol

Gọi CT là FexOy.

ta có \(\dfrac{{{n_{Fe}}}}{{{n_{{O_2}}}}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{{0,6}}{{0,45}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{2}{3} = \dfrac{x}{y}\)

Vậy công thức của oxit sắt là Fe2O3 có tên gọi là sắt (III) oxit.

Câu 22 :

Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít?

 

  • A.

    40000 lít

  • B.

    42000 lít                  

  • C.

    42500 lít                   

  • D.

    45000 lít           

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ 5kg than chứa 90% cacbon => khối lượng C nguyên chất => Số mol C

+) Viết PTHH tính số mol O2 

+) Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí => \({{V}_{kk}}=5.{{V}_{{{O}_{2}}}}\)

 

Lời giải chi tiết :

Trong 5kg than chứa 90% cacbon => mC nguyên chất = 5.90% = 4,5 kg = 4500 gam

=> Số mol C là: \({{n}_{C}}=\frac{4500}{12}=375\,mol\)

PTHH:       C      +      O2  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2

Tỉ lệ PT:  1mol         1mol

P/ứng:     375mol → 375 mol

=> Thể tích khí oxi cần dùng là: \({{V}_{{{O}_{2}}}}=22,4.n=22,4.375=8400\) lít

Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí => \({{V}_{kk}}=5.{{V}_{{{O}_{2}}}}=5.8400=42000\) lít

 

Câu 23 :

Dẫn V lít khí H2 (đktc) qua 16 gam oxit sắt FexOy, sau một thời gian thu được 12,8 gam chất rắn X. Giá trị V là

  • A.
    4,48.
  • B.
    5,60.
  • C.
    6,72.
  • D.
    8,96.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi số mol H2 phản ứng là a (mol).

PTHH: yH2 + FexOy \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) xFe + yH2O

Sử dụng bảo toàn khối lượng.

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol H2 phản ứng là a (mol).

PTHH: yH2 + FexOy \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) xFe + yH2O

Theo PTHH ⟹ \({n_{{H_2}}}\) = \({n_{{H_2}O}}\) = a (mol).

Áp dụng ĐLBTKL ⟹ \({m_{oxit}} + {m_{{H_2}}} = {m_X} + {m_{{H_2}O}}\)

⟹ 16 + 2a = 12,8 + 18a ⟹ a = 0,2 mol.

Vậy V = 0,2.22,4 = 4,48 lít.

Câu 24 :

Hòa tan V lít khí SO3 (đktc) gam vào nước dư, thu được 49 gam H2SO4. Tính V

 

  • A.

    11,2. 

  • B.

    22,4. 

  • C.

    16,8.                              

  • D.

    19,6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol H2SO4

+) Viết PTHH:  SO3 + H2O → H2SO4

=> tính số mol H2SO4 theo số mol SO3

Lời giải chi tiết :

Số mol H2SO4 là: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{49}{98}=0,5\,mol$

PTHH:     SO3   +   H2O  →  H2SO4

Tỉ lệ PT:  1mol                       1mol

P/ứng:      0,5mol       ←         0,5mol

=> Thể tích khí SO3 phản ứng là: ${{V}_{S{{O}_{3}}}}=0,5.22,4=11,2$ lít

 

Câu 25 :

Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là

 

  • A.

    11,7 gam. 

  • B.

    5,85 gam. 

  • C.

    4,68 gam.                

  • D.

    7,02 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O và xét tỉ lệ dư thừa

+) tính số mol NaCl theo số mol chát hết => khối lượng

 

Lời giải chi tiết :

PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{NaOH}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{HCl}}}{1}=0,2$ => HCl dư, NaOH phản ứng hết

=> tính số mol NaCl theo NaOH

PTHH:     NaOH   +   HCl → NaCl + H2O

Tỉ lệ PT:  1mol          1mol      1mol

P/ứng:      0,1mol        →         0,1mol

=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam

 

Câu 26 :

Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

  • A.

    3 gam 

  • B.

    18 gam             

  • C.

    5 gam                      

  • D.

    9 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Khối lượng NaCl hòa tan vào 50 gam nước để tạo dd bão hòa: mct = m + 15

+) Áp dụng công thức tính độ tan: $S=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dm}}}.100$ => mct  => m

 

Lời giải chi tiết :

Gọi khối lượng NaCl cần hòa tan thêm là m

=> Khối lượng NaCl hòa tan vào 50 gam nước để tạo dd bão hòa là: mct = m + 15

Ta có: mdm = 50 gam

Áp dụng công thức tính độ tan: $S=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dm}}}.100=>\frac{m+15}{50}.100=36\,$

=> m = 3 gam

 

Câu 27 :

Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho.

 

  • A.

    11,88% 

  • B.

    12,20% 

  • C.

    11,19%                   

  • D.

    11,79%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Đổi đơn vị của D sang g/lít

+) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ mol sang nồng độ phần trăm: \(C\%=\frac{{{C}_{M}}.M}{{{D}_{dd}}}.100\%\)

 

Lời giải chi tiết :

+) Đổi D = 1,43 g/ml = 1430 g/lít

+) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ mol sang nồng độ phần trăm: \(C\%=\frac{{{C}_{M}}.M}{{{D}_{dd}}}.100\%\)

=> \(C\%=\frac{4.40}{1430}.100\%=11,19\%\)

 

Câu 28 :

Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

 

  • A.

    62,5 ml. 

  • B.

    67,5 ml. 

  • C.

    68,6 ml.                  

  • D.

    69,4 ml.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Pha loãng dung dịch có nồng độ 2M xuống 0,5M thì số mol NaOH không đổi

=> tính số mol NaOH

+)  Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy theo CT: $V=\frac{n}{{{C}_{M}}}$

 

Lời giải chi tiết :

Đổi 250 ml = 0,25 lít

Pha loãng dung dịch có nồng độ 2M xuống 0,5M thì số mol NaOH không đổi

nNaOH = 0,5.0,25 = 0,125 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

$V=\frac{n}{{{C}_{M}}}=\frac{0,125}{2}=0,0625$ lít = 62,5 ml

 

Câu 29 :

Hòa tan thêm 18,25 gam khí HCl vào 250 gam dung dịch HCl 7,3%. Tính C% của dung dịch thu được

 

  • A.

    14,6%. 

  • B.

    17,3%. 

  • C.

    13,6%.                   

  • D.

    12,7%.

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng HCl có sẵn trong dung dịch => mHCl sau pha = mHCl thêm vào + mHCl bđ

+) mdd sau = mchất thêm vào + mdd trước pha

+) Tính nồng độ dung dịch HCl sau khi pha theo CT: $C\%=\frac{{m_{ct}}.100\%}{m_{dd}}$

 

Lời giải chi tiết :

Khối lượng HCl có sẵn trong dung dịch là: ${{m}_{HCl\,b\text{d}}}=\frac{250.7,3\%}{100\%}=18,25\,gam$

=> Khối lượng HCl sau khi pha là: mHCl sau pha = mHCl thêm vào + mHCl bđ = 18,25 + 18,25 = 36,5 gam

Khối lượng dung dịch HCl sau khi pha là: mdd sau = mchất thêm vào + mdd trước pha = 18,25 + 250 = 268,25 gam

=> Nồng độ dung dịch HCl sau khi pha là:

$C\%=\frac{m{_{ct}}.100\%}{{{m}_{dd}}}=\frac{36,5}{268,25}.100\%=13,6\%$

 

Câu 30 :

Cho 9,75 gam Zn vào dung dịch chứa 100 gam HCl 9,125%, phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc). Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch A là

  • A.

    15,52% 

  • B.

    15,76% 

  • C.

    15,72%                   

  • D.

    16,01%

     

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Zn và số mol HCl

+) Viết PTHH, xét tỉ lệ chất dư, chất hết, tính toán theo số mol chất hết

+) Theo PTHH: ${{n}_{ZnC{{l}_{2}}}}={{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{HCl}}$

+) Vì lượng Zn dư không nằm trong dung dịch và khí H2 sinh ra bay khỏi dung dịch

=> mdd sau pứ = mZn phản ứng + mdd HCl – mH2

Lời giải chi tiết :

${{n}_{Zn}}=\frac{9,75}{65}=0,15\,mol$

${{m}_{HCl}}=\frac{100.9,125%}{100%}=9,125\,gam\Rightarrow {{n}_{HCl}}=\frac{9,125}{36,5}=0,25\,mol$

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{Zn}}}{1}=0,15$ và $\frac{{{n}_{HCl}}}{2}=\frac{0,25}{2}=0,125$

Vì 0,15 > 0,125 => Zn còn dư, HCl phản ứng hết

=> tính theo số mol HCl

Theo PTHH: ${{n}_{ZnC{{l}_{2}}}}={{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{HCl}}=\frac{0,25}{2}=0,125\,mol$

nZn phản ứng = $\frac{1}{2}.{{n}_{HCl}}=\frac{0,25}{2}=0,125\,mol$

Vì lượng Zn dư không nằm trong dung dịch và khí H2 sinh ra bay khỏi dung dịch

=> mdd sau pứ = mZn phản ứng + mdd HCl – mH2 = 0,125.65 + 100 – 0,125.2 = 107,875 gam

=> $C{{\%}_{dd\,ZnC{{l}_{2}}}}=\frac{0,125.136}{107,875}.100\%=15,76\%$

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.