Đề thi giữa kì 2 Hóa 8 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Cho phản ứng sau, xác định chất khử: Fe2O3 + 3H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe + 3H2O

 

  • A.

    Fe2O3 

  • B.

    H2           

  • C.

    Fe

  • D.

    H2O

Câu 2 :

Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh?

 

  • A.

    16 gam.

  • B.

    32 gam.

  • C.

    64 gam.                  

  • D.

    48 gam.

     

Câu 3 :

Cho phản ứng: C + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2. Phản ứng trên là:

  • A.

    Phản ứng hóa hợp

  • B.

    Phản ứng toả nhiệt

  • C.

    Phản ứng cháy.

  • D.

    Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 4 :

Thành phần theo thể tích của khí nitơ, oxi, các khí khác trong không khí lần lượt là:

  • A.

    78%, 20%, 2%       

  • B.

    78%, 21%, 1%

  • C.
    50%, 40%, 10%                                                                 
  • D.
    68%, 31%, 1%
Câu 5 :

Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là

 

  • A.

    CaO, CuO 

  • B.

    NaO, CaO 

  • C.

    NaO, CO3               

  • D.

    CuO, CO3

Câu 6 :

Điều chế hiđro trong công nghiệp, người ta dùng:

 

  • A.

    Zn + HCl 

  • B.

    Fe + H2SO4 

  • C.

    Điện phân nước                  

  • D.

    Khí dầu hỏa

Câu 7 :

Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là

 

  • A.

    sự cháy. 

  • B.

    sự oxi hóa chậm.

  • C.

    sự tự bốc cháy.       

  • D.

    sự tỏa nhiệt.

Câu 8 :

Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. Oxit nào không bị hiđro khử?

 

  • A.

    CuO, MgO 

  • B.

    Fe2O3, Na2

  • C.

    Fe2O3, CaO                        

  • D.

    CaO, Na2O, MgO

Câu 9 :

Al2O3 có bazơ tương ứng là

 

  • A.

    Al(OH)2

  • B.

    Al2(OH)3

  • C.

    AlOH.                    

  • D.

    Al(OH)3.

Câu 10 :

Chọn định nghĩa phản ứng phân hủy đầy đủ nhất:

 

  • A.

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra một chất mới

  • B.

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai chất mới

  • C.

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

  • D.

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học có chất khí thoát ra

Câu 11 :

Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?

  • A.

    CO2 

  • B.

    SO2 

  • C.

    CuO                        

  • D.

    CuS

Câu 12 :

Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

  • A.

    Gốc sunfat SOhoá trị I  

  • B.

    Gốc photphat PO4  hoá trị II

  • C.

    Gốc nitrat NO3 hoá trị III  

  • D.

    Nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Câu 13 :

Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về khí hiđrô:

 

  • A.
    Là chất khí không màu, không mùi, không vị
  • B.
    Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
  • C.
    Là khí tan rất ít trong nước
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 14 :

Công thức của bạc clorua là:

 

  • A.

    AgCl2 

  • B.

    Ag2Cl 

  • C.

    Ag2Cl3                    

  • D.

    AgCl

Câu 15 :

Khi đưa que đóm tàn đỏ vào miệng ống nghiệm chứa khí ôxi có hiện tượng gì xảy ra ?

  • A.
    Tàn đóm tắt ngay        
  • B.
    Không có hiện tượng gì
  • C.
    Tàn đóm tắt dần
  • D.
    Tàn đóm bùng cháy
Câu 16 :

Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào có khả năng làm cho quì tím đổi màu đỏ?

 

  • A.

    HNO3 

  • B.

    NaOH  

  • C.

    Ca(OH)2                 

  • D.

    NaCl

Câu 17 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?

 

  • A.

    Đỏ 

  • B.

    Xanh 

  • C.

    Tím                         

  • D.

    Không màu

Câu 18 :

Đốt cháy 7,8 gam khí axetilen (C2H2) trong khí oxi, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và m2 gam H2O. Giá trị m2

  • A.

    5,4 gam.

  • B.

    9,0 gam. 

  • C.

    4,5 gam.                  

  • D.

    2,7 gam.

     

Câu 19 :

Đốt 9 kg than đá chứa 20% tạp chất. Tính thể tích khí cacbonic sinh ra ở đktc. (Giải thích: Than đá chứa thành phần chính là cacbon C, mà than đá chứa 20% tạp chất thì %C = 100 – 20 = 80%).

  • A.

    13440 lit

  • B.

    6720 lit

  • C.

    4480 lit

  • D.

    Đáp án khác

Câu 20 :

Nhiệt phân cùng một lượng số mol mỗi chất sau: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào thu được lượng khí oxi lớn nhất?

 

  • A.

    KMnO4 

  • B.

    KClO3 

  • C.

    KNO3                     

  • D.

    H2O2 

Câu 21 :

Thể tích không khí ( ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1,2 kg C là? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí

  • A.
    112 (lít)  
  • B.
    11200 (lít) 
  • C.
    22400 (lít)     
  • D.
    22,4 (lít)
Câu 22 :

Khử hoàn toàn sắt (II) oxit bằng a(g) khí H2 thu được 5,6 gam sắt. Giá trị của  a là:

  • A.
    0,1 g
  • B.
    0,2 g 
  • C.
     1g                        
  • D.
    2 g
Câu 23 :

Cho 6,5 gam Zn phản ứng với axit clohiđric (HCl) thấy có khí bay lên với thể tích là

 

  • A.

    2,24 lít. 

  • B.

    0,224 lít. 

  • C.

    22,4 lít.                   

  • D.

    4,48 lít.

Câu 24 :

Cho mẩu Na vào cốc nước dư thấy có 4,48 lít khí bay lên ở đktc. Tính khối lượng Na phản ứng

 

  • A.

    9,2 gam 

  • B.

    4,6 gam 

  • C.

    2 gam                      

  • D.

    9,6 gam

Câu 25 :

Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là

 

  • A.

    11,7 gam. 

  • B.

    5,85 gam. 

  • C.

    4,68 gam.                

  • D.

    7,02 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho phản ứng sau, xác định chất khử: Fe2O3 + 3H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe + 3H2O

 

  • A.

    Fe2O3 

  • B.

    H2           

  • C.

    Fe

  • D.

    H2O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất khử là chất lấy oxi của chất khác.

Lời giải chi tiết :

Chất khử là chất lấy oxi của chất khác. Trong phản ứng này, H2 là chất lấy oxi của Fe2O3

=> H2 là chất khử

 

Câu 2 :

Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh?

 

  • A.

    16 gam.

  • B.

    32 gam.

  • C.

    64 gam.                  

  • D.

    48 gam.

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

PTHH:        S    +    O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

+) Tính số mol O2 theo S

 

Lời giải chi tiết :

PTHH:        S    +    O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

Tỉ lệ PT:   1mol       1mol

Phản ứng:  2mol → 2mol

=> Khối lượng oxi cần dùng là: ${{m}_{{{O}_{2}}}}=n.M=2.32=64\,gam$

 

Câu 3 :

Cho phản ứng: C + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2. Phản ứng trên là:

  • A.

    Phản ứng hóa hợp

  • B.

    Phản ứng toả nhiệt

  • C.

    Phản ứng cháy.

  • D.

    Tất cả các ý trên đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng đốt cháy cacbon (than) trong khí oxi: C + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2

Ta thấy: chất mới CO2 được tạo thành từ 2 chất ban đầu là C và O2 => đây là phản ứng hóa hợp.

Vì C phản ứng với O2 tỏa nhiều nhiệt => đây là phản ứng cháy, tỏa nhiệt.

Câu 4 :

Thành phần theo thể tích của khí nitơ, oxi, các khí khác trong không khí lần lượt là:

  • A.

    78%, 20%, 2%       

  • B.

    78%, 21%, 1%

  • C.
    50%, 40%, 10%                                                                 
  • D.
    68%, 31%, 1%

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thành phần theo thể tích của khí nitơ, oxi, các khí khác trong không khí lần lượt là: 78%, 21%, 1%

Câu 5 :

Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là

 

  • A.

    CaO, CuO 

  • B.

    NaO, CaO 

  • C.

    NaO, CO3               

  • D.

    CuO, CO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO

Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO

Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O

C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2

=> không có công thức oxit NaO và CO3

 

Câu 6 :

Điều chế hiđro trong công nghiệp, người ta dùng:

 

  • A.

    Zn + HCl 

  • B.

    Fe + H2SO4 

  • C.

    Điện phân nước                  

  • D.

    Khí dầu hỏa

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Điều chế hiđro trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp điện phân nước

 

Câu 7 :

Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là

 

  • A.

    sự cháy. 

  • B.

    sự oxi hóa chậm.

  • C.

    sự tự bốc cháy.       

  • D.

    sự tỏa nhiệt.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là sự oxi hóa chậm.

 

Câu 8 :

Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. Oxit nào không bị hiđro khử?

 

  • A.

    CuO, MgO 

  • B.

    Fe2O3, Na2

  • C.

    Fe2O3, CaO                        

  • D.

    CaO, Na2O, MgO

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những oxit không bị hiđro khử là: CaO, Na2O, MgO

 

Câu 9 :

Al2O3 có bazơ tương ứng là

 

  • A.

    Al(OH)2

  • B.

    Al2(OH)3

  • C.

    AlOH.                    

  • D.

    Al(OH)3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Oxit bazơ và bazơ tương ứng có cùng hóa trị của nguyên tố kim loại

 

Lời giải chi tiết :

Al2O3 có bazơ tương ứng là Al(OH)3

 

Câu 10 :

Chọn định nghĩa phản ứng phân hủy đầy đủ nhất:

 

  • A.

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra một chất mới

  • B.

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai chất mới

  • C.

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

  • D.

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học có chất khí thoát ra

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất phản ứng sinh ra hai hay nhiều chất mới

 

Câu 11 :

Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?

  • A.

    CO2 

  • B.

    SO2 

  • C.

    CuO                        

  • D.

    CuS

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hợp chất không phải là oxit là: CuS vì không có nguyên tử O

Câu 12 :

Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

  • A.

    Gốc sunfat SOhoá trị I  

  • B.

    Gốc photphat PO4  hoá trị II

  • C.

    Gốc nitrat NO3 hoá trị III  

  • D.

    Nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A sai vì gốc sunfat SO4 hoá trị II

B sai vì gốc photphat PO4  hoá trị III

C sai vì gốc nitrat NO3 hoá trị I

D đúng, nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Câu 13 :

Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về khí hiđrô:

 

  • A.
    Là chất khí không màu, không mùi, không vị
  • B.
    Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
  • C.
    Là khí tan rất ít trong nước
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cá các đáp án A, B, C đều đúng. 

Câu 14 :

Công thức của bạc clorua là:

 

  • A.

    AgCl2 

  • B.

    Ag2Cl 

  • C.

    Ag2Cl3                    

  • D.

    AgCl

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

=> Công thức hóa học của bạc clorua là AgCl

 

Câu 15 :

Khi đưa que đóm tàn đỏ vào miệng ống nghiệm chứa khí ôxi có hiện tượng gì xảy ra ?

  • A.
    Tàn đóm tắt ngay        
  • B.
    Không có hiện tượng gì
  • C.
    Tàn đóm tắt dần
  • D.
    Tàn đóm bùng cháy

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào dấu hiệu hiện tượng nhận biết ra khí oxi.

Lời giải chi tiết :

Khi đưa que đóm tàn đỏ vào miệng ống nghiệm chứa khí ôxi thì tàn đóm bùng cháy.

Câu 16 :

Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào có khả năng làm cho quì tím đổi màu đỏ?

 

  • A.

    HNO3 

  • B.

    NaOH  

  • C.

    Ca(OH)2                 

  • D.

    NaCl

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dung dịch axit làm quỳ chuyển đỏ

 

Lời giải chi tiết :

Dung dịch axit làm quỳ chuyển đỏ

=> HNO3 là chất có khả năng làm qùy chuyển đỏ

Câu 17 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?

 

  • A.

    Đỏ 

  • B.

    Xanh 

  • C.

    Tím                         

  • D.

    Không màu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu đỏ

Câu 18 :

Đốt cháy 7,8 gam khí axetilen (C2H2) trong khí oxi, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và m2 gam H2O. Giá trị m2

  • A.

    5,4 gam.

  • B.

    9,0 gam. 

  • C.

    4,5 gam.                  

  • D.

    2,7 gam.

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol khí CO2

+) Vì đầu bài cho 2 số liệu số mol của chất phản ứng C2H2 và chất sản phẩm CO2 => tính toán theo chất sản phẩm

+) Viết PTHH và tính số mol H2O theo CO2

Lời giải chi tiết :

Số mol khí C2H2 là: ${{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}=\frac{7,8}{12.2+2}=0,3\,mol$

Số mol khí CO2 là: ${{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{11,2}{22,4}=0,5\,mol$

Vì đầu bài cho 2 số liệu số mol của chất phản ứng C2H2 và chất sản phẩm CO2 => tính toán theo chất sản phẩm

 

Câu 19 :

Đốt 9 kg than đá chứa 20% tạp chất. Tính thể tích khí cacbonic sinh ra ở đktc. (Giải thích: Than đá chứa thành phần chính là cacbon C, mà than đá chứa 20% tạp chất thì %C = 100 – 20 = 80%).

  • A.

    13440 lit

  • B.

    6720 lit

  • C.

    4480 lit

  • D.

    Đáp án khác

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khối lượng C có trong than là: \({m_C} = \frac{{\% {m_C}}}{{100\% }}.{m_{than}} = \frac{{80\% }}{{100\% }}.9 = 7,2\,(kg) = 7200(g)\)

Số mol C là: \({n_C} = \frac{{{m_C}}}{{{M_C}}} = \frac{{7200}}{{12}} = 600\,(mol)\)

PTHH:          C + O\(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) CO2

Theo PTHH  1                →     1    (mol)

Vậy               600            →  600   (mol)

Thể tích khí CO2 (đktc) thoát ra là: VCO2(dktc) = nCO2 × 22,4 = 600×22,4 = 13440 (lít)

Câu 20 :

Nhiệt phân cùng một lượng số mol mỗi chất sau: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào thu được lượng khí oxi lớn nhất?

 

  • A.

    KMnO4 

  • B.

    KClO3 

  • C.

    KNO3                     

  • D.

    H2O2 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Giả sử lấy 1 mol mỗi chất

+) Viết PTHH của mỗi phản ứng nhiệt phân và tính số mol O2 theo PT

 

Lời giải chi tiết :

Giả sử lấy 1 mol mỗi chất

Phương trình hóa học nhiệt phân:

               2KMnO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ K2MnO4 + MnO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                                             1mol

P/ứng:     1mol                     →                    0,5mol

                2KClO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KCl + 3O2

Tỉ lệ PT:   2mol                       3mol

P/ứng:       1mol         →        1,5mol

                2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                          1mol

P/ứng:      1mol            →         0,5mol

                 2H2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O + O2

Tỉ lệ PT:   2mol                       1mol

P/ứng:      1mol           →        0,5mol

=> chất thu được lượng khí oxi lớn nhất là KClO3

Câu 21 :

Thể tích không khí ( ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1,2 kg C là? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí

  • A.
    112 (lít)  
  • B.
    11200 (lít) 
  • C.
    22400 (lít)     
  • D.
    22,4 (lít)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Tính số mol của C

+ Viết PTHH xảy ra : C    + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2

+ Tính số mol O2 theo số mol của C

+ Tính thể tích không khí = 5VO2

Lời giải chi tiết :

1,2 kg = 1200 (g)

Số mol cacbon là: nC = mC : MC = 1200 : 12 = 100 (mol)

C    + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2

100→ 100                 (mol)

=> VO2 = 100.22, 4= 2240 (lít)

\( =  > {V_{kk}} = \frac{{{V_{{O_2}}}.100\% }}{{20\% }} = \frac{{2240.100\% }}{{20\% }} = 11200\,(lit)\) 

Câu 22 :

Khử hoàn toàn sắt (II) oxit bằng a(g) khí H2 thu được 5,6 gam sắt. Giá trị của  a là:

  • A.
    0,1 g
  • B.
    0,2 g 
  • C.
     1g                        
  • D.
    2 g

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

 \(FeO{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}\xrightarrow{{{t^0}}}Fe{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}O\)

nFe  = mFe : MFe =5,6 :56 = 0,1 mol

Theo PTHH: nH2 = nFe = 0,1 mol => mH2 =nH2 × MH2= 0,1 . 2 = 0,2 (g)

Câu 23 :

Cho 6,5 gam Zn phản ứng với axit clohiđric (HCl) thấy có khí bay lên với thể tích là

 

  • A.

    2,24 lít. 

  • B.

    0,224 lít. 

  • C.

    22,4 lít.                   

  • D.

    4,48 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol H2 theo PTHH:      Zn   +   2HCl   →   ZnCl2   +   H2

Lời giải chi tiết :

Số mol Zn là: ${{n}_{Zn}}=\frac{6,5}{65}=0,1\,mol$

PTHH:      Zn   +   2HCl   →   ZnCl2   +   H2

Tỉ lệ PT: 1mol                                          1mol

P/ứng:     0,1mol                   →               0,1mol

=> thể tích khí bay lên là: ${{V}_{{{H}_{2}}}}=0,1.22,4=2,24$ lít

 

Câu 24 :

Cho mẩu Na vào cốc nước dư thấy có 4,48 lít khí bay lên ở đktc. Tính khối lượng Na phản ứng

 

  • A.

    9,2 gam 

  • B.

    4,6 gam 

  • C.

    2 gam                      

  • D.

    9,6 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol khí H2

+) Viết PTHH, tính số mol Na theo số mol H2

 

Lời giải chi tiết :

Khí bay lên là H2

Số mol khí H2 là: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{4,48}{22,4}=0,2\,mol$

PTHH:       2Na   +   2H2O   →   2NaOH  +  H2

Tỉ lệ PT cứ thu được 1mol Hthì cần dùng 2 mol Na

P/ứng:  thu được 0,2mol H2  thì cần dùng: 0,2.2=0,4 mol Na

=> Khối lượng Na phản ứng là: mNa = 0,4.23 = 9,2 gam

Câu 25 :

Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là

 

  • A.

    11,7 gam. 

  • B.

    5,85 gam. 

  • C.

    4,68 gam.                

  • D.

    7,02 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O và xét tỉ lệ dư thừa

+) tính số mol NaCl theo số mol chát hết => khối lượng

 

Lời giải chi tiết :

PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{NaOH}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{HCl}}}{1}=0,2$ => HCl dư, NaOH phản ứng hết

=> tính số mol NaCl theo NaOH

PTHH:     NaOH   +   HCl → NaCl + H2O

Tỉ lệ PT:  1mol          1mol      1mol

P/ứng:      0,1mol        →         0,1mol

=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam

 

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.