Đề thi giữa kì 1 Hóa 8 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Đâu là hiện tượng vật lí trong các hiện tượng sau:

  • A.
    Mặt trời mọc, sương tan dần
  • B.
    Quá trình quang hợp của cây xanh
  • C.
    Chưng đường ngả màu nâu đen                            
  • D.
    Thức ăn bị ôi thiu
Câu 2 :

Nước tự nhiên là:

  • A.
    1 đơn chất                                     
  • B.
    1 hỗn hợp                           
  • C.
    1 chất tinh khiết                
  • D.
     1 hợp chất
Câu 3 :

Cách viết nào sau đây biểu diễn 2 phân tử khí oxi?

  • A.

    2O      

  • B.

    O2       

  • C.

    2O2       

  • D.

    2O3

Câu 4 :

Phản ứng hóa học là

  • A.

    Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất

  • B.

    Quá trình biến đổi chất này thành chất khác

  • C.

    Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới

  • D.

    Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Câu 5 :

Trong nguyên tử, hạt không mang điện tích là:

  • A.
    Hạt nhân.
  • B.

    hạt proton 

  • C.
    hạt nơtron
  • D.
    hạt electron
Câu 6 :

Số……..là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học

  • A.
     Proton                               
  • B.
    Notron                    
  • C.
    Electron                             
  • D.
    Nơtron và electron
Câu 7 :

Một nguyên tử C có khối lượng bằng

  • A.

    1,9926.10-24 kg           

  • B.

    1,9924.10-27 gam        

  • C.

    1,9926.10-26 kg           

  • D.

    1,9926.10-27 kg

Câu 8 :

Những nguyên tố tạo nên Canxi cacbonat có trong vỏ trứng là:

  • A.
    Ba, C, O    
  • B.
    Ca, C, O    
  • C.
    K, C, O   
  • D.
    C,  P, O    
Câu 9 :

Trong các hiện tượng sau đâu là hiện tượng vật lí?

1) Vào mùa hè, băng ở 2 cực tan dần.

2) Quần áo mới giặt phơi ngoài nắng một thời gian khô lại.

3) Nung đá vôi thành vôi sống.

4) Mỡ để trong tủ lạnh đông và rắn lại.

5) Khi nấu cơm quá lửa, tinh bột màu trắng biến thành cacbon màu đen.

6) Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi vẩn đục.

  • A.

    1, 2, 4. 

  • B.

    2, 3, 5. 

  • C.

    3, 5, 6.                    

  • D.

    1, 2, 3, 4.

Câu 10 :

Cho mẩu magie phản ứng với dung dịch axit clohiđric thu được magie clorua và khí hiđro. Đáp án sai là

  • A.

    Tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hiđro.

  • B.

    Khối lượng của magie clorua nhỏ hơn tổng khối lượng chất phản ứng.

  • C.

    Khối lượng magie bằng khối lượng hiđro.

  • D.

    Tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm.

Câu 11 :

Đơn chất là chất được tạo nên từ

  • A.

    một chất

  • B.

    một nguyên tố hóa học

  • C.

    một nguyên tử

  • D.

    một phân tử

Câu 12 :

Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên?

  • A.

    Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét             

  • B.

    Xenlulozơ, kẽm, vàng

  • C.

    Bút chì, thước kẻ, tập, sách    

  • D.

    Nước biển, ao, hồ, suối

Câu 13 :

Hoàn thành phương trình sau: CaO + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + ?

  • A.

    CaO + HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

  • B.

    CaO + HNO3 → Ca(NO3)2 + H2

  • C.

    CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

  • D.

    CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2

Câu 14 :

Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?

  • A.
    HCl      +    Zn →   ZnCl2 +   H2                      
  • B.
    3HCl    +    Zn        → ZnCl2 +    H2
  • C.
    2HCl    +    Zn→ ZnCl2  +    H2    
  • D.
    2HCl    +    2Zn      →  2ZnCl2 +  H2
Câu 15 :

Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị nào?

  • A.

    Gam   

  • B.

    Kilogam         

  • C.

    Gam hoặc kilogam     

  • D.

    Đơn vị Cacbon

Câu 16 :

Câu nào sau đây sai?

  • A.

    Một đơn vị cacbon có khối lượng bằng \(\dfrac{1}{{12}}\)  khối lượng của nguyên tử cacbon

  • B.

    Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt

  • C.

    Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích dương

  • D.

    Oxi là nguyên tố hóa học có khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất

Câu 17 :

Trong một phản ứng hóa học, giữa các sản phẩm với các chất phản ứng không có sự thay đổi về

  • A.
    số nguyên tử của mỗi chất.     
  • B.
    số nguyên tố của mỗi chất.
  • C.
    số nguyên tử của mỗi nguyên tố.        
  • D.
    số phân tử của mỗi chất.        
Câu 18 :

Khối lượng nguyên tử được coi bằng

  • A.

    Khối lượng của electron

  • B.

    Khối lượng của proton và khối lượng của nơtron

  • C.

    Khối lượng của electron và khối lượng của nơtron

  • D.

    Khối lượng của proton và khối lượng của electron

Câu 19 :

Cho những hiện tượng sau:

1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.

2) Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần.

3) “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin (PH3) cháy trong không khí.

4) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch axit bị đổi thành màu đỏ.

5) Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO2, SO2,…) gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

Những hiện tượng vật lí là

  • A.

    1, 2.                

  • B.

    4, 5.    

  • C.

    2, 4.                

  • D.

    chỉ có 2.

Câu 20 :

Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 1800C. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn lẫn chất khác? Giải thích.

  • A.

    Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn hơn thiếc nguyên chất.

  • B.

    Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiếc.

  • C.

    Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.

  • D.

    Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.

Câu 21 :

Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Số hạt notron của nhôm là?

  • A.

    15

  • B.

    14

  • C.

    13

  • D.

    12

Câu 22 :

Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Số proton, notron trong B lần lượt là:

  • A.
    9,10. 
  • B.
    10,9. 
  • C.
    9,9. 
  • D.
    9,11
Câu 23 :

Một đơn vị cacbon (1 đvC) có khối lượng bằng

  • A.

    16,605.10-24 (gam)           

  • B.

    1,6605.10-24 (gam)

  • C.

    1,6726.10-24 (gam)

  • D.

    19,926.10-24 (gam)

Câu 24 :

Hợp chất của kim loại M với nhóm SO4  có công thức là M2(SO4)3. PTK = 342. Tính toán để xác định M là nguyên tố nào?

  • A.
    Natri 
  • B.
    Magie. 
  • C.
    Nhôm.
  • D.
    Kali
Câu 25 :

Biết Ba có hóa trị II và gốc PO4 có hóa trị III. Vậy công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố Ba và gốc PO4

  • A.

    BaPO4            

  • B.

    Ba2PO4

  • C.

    Ba3PO4           

  • D.

    Ba3(PO4)2

Câu 26 :

Dựa theo hóa trị của Fe trong  hợp chất có CTHH là FeO CTHH phù hợp với hóa trị của Fe :

  • A.

    FeSO4   

  • B.

    Fe2SO4

  • C.

    Fe2(SO4 )2

  • D.

    Fe2(SO4)3

Câu 27 :

Hợp chất Ba(NO3)y có PTK là 261. bari có NTK là 137, hóa trị II. Hãy xác định hóa trị của nhóm NO3

  • A.
    Hóa trị II         
  • B.
    Hóa trị I
  • C.
    Hóa III
  • D.
    Hóa trị IV
Câu 28 :

A là hợp chất của nguyên tố M (hóa trị I) và O, trong đó M chiếm 74,2% về khối lượng. Xác định CTHH của A

  • A.

    KO

  • B.

    Cu2O

  • C.

    K2O

  • D.

    Na2O

Câu 29 :

Một hợp chất của nguyên tố M (hóa trị II) và O có phân tử khối là 40. CTHH của hợp chất đó là

  • A.

    MgO.

  • B.

    CuO.

  • C.

    FeO.

  • D.

    ZnO.

Câu 30 :

Trong số những quá trình dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là  hiện tượng vật lý.

a/ Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit).

b/ Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

c/ Trong lò  nung đá vôi, canxicacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

d/ Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

 

  • A.
    2 hiện tượng vật lí, 2 hiện tượng hóa học.
  • B.
    3 hiện tượng vật lí, 1 hiện tượng hóa học.
  • C.
    tất cả đều là hiện tượng hóa học.
  • D.
    1 hiện tượng vật lí, 3 hiện tượng hóa học.
Câu 31 :

Nếu nung 5 tấn Canxicacbonat sinh ra 2,2 tấn khí Cacbonic và Canxioxit? Khối lượng Canxioxit là:

  • A.
    7,2 tấn                                
  • B.
    2,8 tấn                               
  • C.
     3,2 tấn                                
  • D.
    5,6 tấn
Câu 32 :

Cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch axit clohiđric sẽ tạo thành 13,6 gam muối kẽm clorua và 0,2 gam khí hiđro. Khối lượng dung dịch axit clohiđric đã dùng là:

  • A.
    6,9g 
  • B.
    7,3 g 
  • C.
    9,6 g
  • D.
    19,9 g
Câu 33 :

Cho phương trình hóa học sau: Cu2S + O2\(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuO + SO2

Dùng phương pháp kim loại – phi kim cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số của các chất bên tham gia phản ứng lần lượt là:

  • A.

    2;1

  • B.

    1;1

  • C.

    1;2

  • D.

    1;3

Câu 34 :

Biết rằng kim loại Ba tác dụng với axit clohiđric tạo ra khí hiđro H2 và bari clorua BaCl2. Chọn nhận định đúng

  • A.
    Phương trình phản ứng sau cân bằng Ba + HCl → BaCl2 + H2
  • B.
    1 nguyên tử Ba phản ứng với 2 phân tử HCl
  • C.
    số phân tử Ba phản ứng bằng số phân tử H2 phản ứng
  • D.
     hệ số phản ứng sau khi cân bằng của Ba;  HCl ; BaCl2;  H2 lần lượt là 1; 1; 1; 1
Câu 35 :

Hợp chất của nguyên tố X với nhóm PO4 hoá trị III là XPO4. Hợp chất của nguyên tố Y với H là H3Y. Vậy hợp chất của X với Y có công thức là

  • A.

    XY     

  • B.

    X2Y

  • C.

    XY2

  • D.

    X2Y3   

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đâu là hiện tượng vật lí trong các hiện tượng sau:

  • A.
    Mặt trời mọc, sương tan dần
  • B.
    Quá trình quang hợp của cây xanh
  • C.
    Chưng đường ngả màu nâu đen                            
  • D.
    Thức ăn bị ôi thiu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A là hiện tượng vật lý làm biến đổi trạng thái sương( thực chất là hơi nước)

B là hiện tượng hóa học tạo ra chất mới từ hơi nước và khí CO2

C là hiện tượng hóa học

D là hiện tượng hóa học biến đối thức ăn thành chất khác có mùi ôi thiu

Câu 2 :

Nước tự nhiên là:

  • A.
    1 đơn chất                                     
  • B.
    1 hỗn hợp                           
  • C.
    1 chất tinh khiết                
  • D.
     1 hợp chất

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nước tự nhiên là: 1 hỗn hợp gồm nước có hòa tan lẫn muối và các chất khoáng

Câu 3 :

Cách viết nào sau đây biểu diễn 2 phân tử khí oxi?

  • A.

    2O      

  • B.

    O2       

  • C.

    2O2       

  • D.

    2O3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cách viết biểu diễn 2 phân tử khí oxi là: 2O2

Câu 4 :

Phản ứng hóa học là

  • A.

    Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất

  • B.

    Quá trình biến đổi chất này thành chất khác

  • C.

    Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới

  • D.

    Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Câu 5 :

Trong nguyên tử, hạt không mang điện tích là:

  • A.
    Hạt nhân.
  • B.

    hạt proton 

  • C.
    hạt nơtron
  • D.
    hạt electron

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về nguyên tử SGK Hóa 8 trang 15

Lời giải chi tiết :

Trong nguyên tử có 3 loại hạt proton mang điện tích dương, notron không mang điện và electron mang điện tích âm

Câu 6 :

Số……..là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học

  • A.
     Proton                               
  • B.
    Notron                    
  • C.
    Electron                             
  • D.
    Nơtron và electron

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Số Proton là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học

Câu 7 :

Một nguyên tử C có khối lượng bằng

  • A.

    1,9926.10-24 kg           

  • B.

    1,9924.10-27 gam        

  • C.

    1,9926.10-26 kg           

  • D.

    1,9926.10-27 kg

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Một nguyên tử C có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam hay 1,9926.10-26 kg

Câu 8 :

Những nguyên tố tạo nên Canxi cacbonat có trong vỏ trứng là:

  • A.
    Ba, C, O    
  • B.
    Ca, C, O    
  • C.
    K, C, O   
  • D.
    C,  P, O    

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Canxi cacbonat có công thức hóa học là: CaCO3 => được tạo nên từ các nguyên tố: Ca, C, O

Câu 9 :

Trong các hiện tượng sau đâu là hiện tượng vật lí?

1) Vào mùa hè, băng ở 2 cực tan dần.

2) Quần áo mới giặt phơi ngoài nắng một thời gian khô lại.

3) Nung đá vôi thành vôi sống.

4) Mỡ để trong tủ lạnh đông và rắn lại.

5) Khi nấu cơm quá lửa, tinh bột màu trắng biến thành cacbon màu đen.

6) Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi vẩn đục.

  • A.

    1, 2, 4. 

  • B.

    2, 3, 5. 

  • C.

    3, 5, 6.                    

  • D.

    1, 2, 3, 4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hiện tượng vật lí là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Hiện tượng hóa học là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Lời giải chi tiết :

1) Hiện tượng vật lí. Vì băng tan là nước chuyển từ thể rắn sang lỏng => không sinh ra chất mới

2) Quần áo mới giặt chứa nhiều nước, để một thời gian ngoài trời nắng nước bay hơi hết => quần áo khô lại => đây là hiện tượng vật lí.

3) Hiện tượng hóa học. Đá vôi đã bị phân hủy tạo thành vôi sống

4) Nhiệt độ trong tủ lạnh thấp nên mỡ chuyển từ thể lỏng thành thể rắn => hiện tượng vật lí

5) Hiện tượng hóa học. Tinh bột bị chuyển thành cacbon.

6) Hiện tượng hóa học. Vì chúng ta thở ra khí cacbonic, chính khí này phản ứng với nước vôi trong tạo thành canxi cacbon (kết tủa) nên dung dịch vẩn đục.

Câu 10 :

Cho mẩu magie phản ứng với dung dịch axit clohiđric thu được magie clorua và khí hiđro. Đáp án sai là

  • A.

    Tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hiđro.

  • B.

    Khối lượng của magie clorua nhỏ hơn tổng khối lượng chất phản ứng.

  • C.

    Khối lượng magie bằng khối lượng hiđro.

  • D.

    Tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mmagie + maxit clohiđric = mmagie clorua + mkhí hiđro  

+) Từ phương trình định luật bảo toàn khối lượng > loại đáp án

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học chữ: magie + axit clohiđric → magie clorua + khí hiđro

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mmagie + maxit clohiđric = mmagie clorua + mkhí hiđro  

Nhìn vào Phản ứng ta thấy:

+ tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hiđro

+ tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng magie clorua

+ khối lượng của magie không thể bằng khối lượng khí hiđro

=> đáp án C sai

Câu 11 :

Đơn chất là chất được tạo nên từ

  • A.

    một chất

  • B.

    một nguyên tố hóa học

  • C.

    một nguyên tử

  • D.

    một phân tử

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đơn chất là chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học

Câu 12 :

Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên?

  • A.

    Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét             

  • B.

    Xenlulozơ, kẽm, vàng

  • C.

    Bút chì, thước kẻ, tập, sách    

  • D.

    Nước biển, ao, hồ, suối

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dãy gồm toàn vật thể tự nhiên là: D. Nước biển, ao, hồ, suối.

Loại A vì: Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét là các vật thể nhân tạo

Loại B vì: xenlulozơ, kẽm, vàng là các chất.

Loại C vì : Bút chì, thước kẻ, tập, sách là các vật thể nhân tạo

Câu 13 :

Hoàn thành phương trình sau: CaO + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + ?

  • A.

    CaO + HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

  • B.

    CaO + HNO3 → Ca(NO3)2 + H2

  • C.

    CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

  • D.

    CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học đúng là: CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

Câu 14 :

Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?

  • A.
    HCl      +    Zn →   ZnCl2 +   H2                      
  • B.
    3HCl    +    Zn        → ZnCl2 +    H2
  • C.
    2HCl    +    Zn→ ZnCl2  +    H2    
  • D.
    2HCl    +    2Zn      →  2ZnCl2 +  H2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 15 :

Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị nào?

  • A.

    Gam   

  • B.

    Kilogam         

  • C.

    Gam hoặc kilogam     

  • D.

    Đơn vị Cacbon

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị Cacbon.

Câu 16 :

Câu nào sau đây sai?

  • A.

    Một đơn vị cacbon có khối lượng bằng \(\dfrac{1}{{12}}\)  khối lượng của nguyên tử cacbon

  • B.

    Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt

  • C.

    Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích dương

  • D.

    Oxi là nguyên tố hóa học có khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện

Câu 17 :

Trong một phản ứng hóa học, giữa các sản phẩm với các chất phản ứng không có sự thay đổi về

  • A.
    số nguyên tử của mỗi chất.     
  • B.
    số nguyên tố của mỗi chất.
  • C.
    số nguyên tử của mỗi nguyên tố.        
  • D.
    số phân tử của mỗi chất.        

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố của các chất trước và sau phản ứng được bảo toàn

Câu 18 :

Khối lượng nguyên tử được coi bằng

  • A.

    Khối lượng của electron

  • B.

    Khối lượng của proton và khối lượng của nơtron

  • C.

    Khối lượng của electron và khối lượng của nơtron

  • D.

    Khối lượng của proton và khối lượng của electron

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng của proton và khối lượng của nơtron vì electron có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua

Câu 19 :

Cho những hiện tượng sau:

1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.

2) Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần.

3) “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin (PH3) cháy trong không khí.

4) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch axit bị đổi thành màu đỏ.

5) Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO2, SO2,…) gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

Những hiện tượng vật lí là

  • A.

    1, 2.                

  • B.

    4, 5.    

  • C.

    2, 4.                

  • D.

    chỉ có 2.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Những hiện tượng vật lí là

1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.

2) Mặt trời mọc, sướng bắt đầu tan dần.

Câu 20 :

Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 1800C. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn lẫn chất khác? Giải thích.

  • A.

    Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn hơn thiếc nguyên chất.

  • B.

    Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiếc.

  • C.

    Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.

  • D.

    Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.

Lời giải chi tiết :

Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 1800C. Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiếc.

Câu 21 :

Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Số hạt notron của nhôm là?

  • A.

    15

  • B.

    14

  • C.

    13

  • D.

    12

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số p, e của nhôm

Số p = số e = ZAl

Bước 2: Lập pt mối quan hệ giữa số hạt mang điện (p + e) và không mang điện (n)

Bước 3: Tìm n

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính số p, e của nhôm

Số p = số e = ZAl = 13 

Bước 2: 

Số hạt mang điện (p+e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n) 12 hạt 

=> (p+e) - n = 12 => 26 - n = 12 => n = 14

Câu 22 :

Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Số proton, notron trong B lần lượt là:

  • A.
    9,10. 
  • B.
    10,9. 
  • C.
    9,9. 
  • D.
    9,11

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hạt không mang điện là notron, chiếm 35,7% → n = ?

Dựa vào dữ kiện tổng số hạt là 36 tìm được nốt p = e = (28-n)/2 =?

Lời giải chi tiết :

Hạt không mang điện là notron, chiếm 35,7% \( \Rightarrow n = 28 \times \frac{{35,7\% }}{{100\% }} = 10\,\)(hạt)

Tổng số hạt proton và electron còn lại là: 28 – 10 = 18 (hạt)

Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số electron = 18/2 = 9 (hạt)

Câu 23 :

Một đơn vị cacbon (1 đvC) có khối lượng bằng

  • A.

    16,605.10-24 (gam)           

  • B.

    1,6605.10-24 (gam)

  • C.

    1,6726.10-24 (gam)

  • D.

    19,926.10-24 (gam)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khối lượng của 1 nguyên tử C bằng 1,9926.10-23 gam

1 đvC = \(\dfrac{1}{{12}}\) khối lượng nguyên tử C

Lời giải chi tiết :

Khối lượng của 1 nguyên tử C bằng 1,9926.10-23 gam

1 đvC = \(\dfrac{1}{{12}}\) khối lượng nguyên tử C \( = \dfrac{1}{{12}}.1,{9926.10^{ - 23}}\,\,(gam) = 1,{6605.10^{ - 24}}\,\,(gam)\)

Câu 24 :

Hợp chất của kim loại M với nhóm SO4  có công thức là M2(SO4)3. PTK = 342. Tính toán để xác định M là nguyên tố nào?

  • A.
    Natri 
  • B.
    Magie. 
  • C.
    Nhôm.
  • D.
    Kali

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tử khối của M2(SO4)3  = 342 (g/mol)

=>2M + 3×(32 + 4×16) = 342

=> M = ?

+ Tra bảng 1 SGK/ 42 g Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố M

Lời giải chi tiết :

Phân tử khối của M2(SO4)3  = 342 (g/mol)

=>2M + 3×(32 + 4×16) = 342

=> 2M + 288 = 342

=> 2M= 52

=> M = 52 :2 = 27

+ Tra bảng 1 SGK/ 42 g M là nguyên tố Nhôm (Al).

Câu 25 :

Biết Ba có hóa trị II và gốc PO4 có hóa trị III. Vậy công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố Ba và gốc PO4

  • A.

    BaPO4            

  • B.

    Ba2PO4

  • C.

    Ba3PO4           

  • D.

    Ba3(PO4)2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Lập công thức hoá học của hợp chất 

+) Áp dụng quy tắc hóa trị

=> Công thức

Lời giải chi tiết :

Công thức dạng: Bax(PO4)y

Ta có: \({\mathop {Ba}\limits^{II} _x}{\left( {\mathop {P{O_4}}\limits^{III} } \right)_y}\) 

Áp dụng quy tắc hóa trị:  II . x = III . y

=> rút ra tỉ lệ: $\dfrac{x}{y} = \dfrac{3}{2}$

=> lấy x = 3 và y = 2

Câu 26 :

Dựa theo hóa trị của Fe trong  hợp chất có CTHH là FeO CTHH phù hợp với hóa trị của Fe :

  • A.

    FeSO4   

  • B.

    Fe2SO4

  • C.

    Fe2(SO4 )2

  • D.

    Fe2(SO4)3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức tính hóa trị: \[\mathop {{A_x}}\limits^a \mathop {{B_y}}\limits^b  \Rightarrow a.x = b.y\]

Lời giải chi tiết :

Trong FeO, Fe có hóa trị II

Gọi công thức của Fe và SO4 là \(F{e_x}{\left( {S{O_4}} \right)_y}\)

Ta có: \(\mathop {F{e_x}}\limits^{II} \mathop {{{\left( {S{O_4}} \right)}_y}}\limits^{II}  \Rightarrow x.II = y.II \Rightarrow \frac{x}{y} = 1\)

Chọn x = 1, y = 1 => FeSO4

Câu 27 :

Hợp chất Ba(NO3)y có PTK là 261. bari có NTK là 137, hóa trị II. Hãy xác định hóa trị của nhóm NO3

  • A.
    Hóa trị II         
  • B.
    Hóa trị I
  • C.
    Hóa III
  • D.
    Hóa trị IV

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tử khối của Ba(NO3)y = 261

=> 137 + 62y = 261

=> y = ?

=> Hóa trị của nhóm NO3

Lời giải chi tiết :

Phân tử khối của Ba(NO3)y = 261

=> 137 + 62y = 261

=> y = 2

Công thức hóa học được lập là Ba(NO3)2

Gọi hóa trị của cả nhóm NO3 là a ta có:

\(\mathop {Ba}\limits^{II} {\mathop {(N{O_3})}\limits^b _2} \Rightarrow II \times 1 = b \times 2 \Rightarrow b = 1\)

Vậy nhóm NO3 có hóa trị I

Câu 28 :

A là hợp chất của nguyên tố M (hóa trị I) và O, trong đó M chiếm 74,2% về khối lượng. Xác định CTHH của A

  • A.

    KO

  • B.

    Cu2O

  • C.

    K2O

  • D.

    Na2O

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Lập công thức hóa học của nguyên tố M (hóa trị I) với O  

Bước 2: Lập phương trình tính phần trăm khối lượng của M => tính nguyên tử khối của M

Bước 3: Tìm M và kết luận CTHH

Lời giải chi tiết :

Theo bài ra, M có hóa trị I CTHH của hợp chất A có dạng: ${M_2}O$

Ta có: $\% {m_M} = \frac{{{m_M}}}{{{m_A}}}.100\% => \frac{{2{M_M}}}{{2{M_M} + 16}} = \frac{{74,2}}{{100}}$

$ \Leftrightarrow {M_M} = 23$

$ \Rightarrow $ M là Na

$ \Rightarrow $ Công thức hóa học của hợp chất cần tìm là:$N{a_2}O$

Câu 29 :

Một hợp chất của nguyên tố M (hóa trị II) và O có phân tử khối là 40. CTHH của hợp chất đó là

  • A.

    MgO.

  • B.

    CuO.

  • C.

    FeO.

  • D.

    ZnO.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Lập công thức hóa học của nguyên tố M (hóa trị II) với O  

Bước 2: Lập phương trình tính phân tử khối của hợp chất => tính nguyên tử khối của M

Bước 3: Tìm M và kết luận CTHH

Lời giải chi tiết :

Theo bài ra, M có hóa trị II CTHH của hợp chất cần tìm có dạng: MO

Ta có: ${M_M} + {M_O} = 40$

$ \Leftrightarrow {M_M} = 40 - 16 = 24$

$ \Rightarrow $ M là Mg

$ \Rightarrow $ Công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: MgO

Câu 30 :

Trong số những quá trình dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là  hiện tượng vật lý.

a/ Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit).

b/ Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

c/ Trong lò  nung đá vôi, canxicacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

d/ Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

 

  • A.
    2 hiện tượng vật lí, 2 hiện tượng hóa học.
  • B.
    3 hiện tượng vật lí, 1 hiện tượng hóa học.
  • C.
    tất cả đều là hiện tượng hóa học.
  • D.
    1 hiện tượng vật lí, 3 hiện tượng hóa học.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hiện tượng vật lí khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu (thường thay đổi về trạng thái từ rắn sang lỏng hoặc khí).

Hiện tượng hóa học khi chất biến đổi tạo thành chất khác (thường có sự thay đổi về màu sắc, có hiện tượng chất mới sinh ra…).

Lời giải chi tiết :

a.Hiện tượng hóa học

b. Hiện tượng vật lí.

c. Hiện tượng hóa học.

d. Hiện tượng vật lí.

Câu 31 :

Nếu nung 5 tấn Canxicacbonat sinh ra 2,2 tấn khí Cacbonic và Canxioxit? Khối lượng Canxioxit là:

  • A.
    7,2 tấn                                
  • B.
    2,8 tấn                               
  • C.
     3,2 tấn                                
  • D.
    5,6 tấn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn khối lượng ta có mcanxi cacbonat = mCO2 + mcanxi oxit → mcanxit oxit = 5-2,2=2,8 tấn

Câu 32 :

Cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch axit clohiđric sẽ tạo thành 13,6 gam muối kẽm clorua và 0,2 gam khí hiđro. Khối lượng dung dịch axit clohiđric đã dùng là:

  • A.
    6,9g 
  • B.
    7,3 g 
  • C.
    9,6 g
  • D.
    19,9 g

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

\({m_{Zn}} + {m_{HCl}} = {m_{ZnC{l_2}}} + {m_{{H_2}}}\)

\( \to\) \({m_{Zn}} + {m_{HCl}} = {m_{ZnC{l_2}}} + {m_{{H_2}}}\)

= 13,6+ 0,2 – 6,5= 7,3(g)

Câu 33 :

Cho phương trình hóa học sau: Cu2S + O2\(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuO + SO2

Dùng phương pháp kim loại – phi kim cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số của các chất bên tham gia phản ứng lần lượt là:

  • A.

    2;1

  • B.

    1;1

  • C.

    1;2

  • D.

    1;3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cân bằng theo thứ tự Cu, S; O

Lời giải chi tiết :

- Ta cân bằng nguyên tố kim loại trước, phi kim cân bằng sau

- Để ý thấy, VT có 2 nguyên tử Cu trong Cu2S còn VP chỉ có 1 nguyên tử Cu trong CuO nên ta cần đặt hệ số 2 trước CuO.

→ Cu2S + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CuO + SO2

- Kiểm tra số nguyên tử S ta thấy vế trái bằng với vế phải

- Kiểm tra đến số nguyên tử O ta thấy

VP có 4 nguyên tử O (2 trong 2CuO và 2 trong 1 SO2 ) nên ta đặt hệ số 2 trước O2 bên vế trái

→ Cu2S + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CuO + SO2

- Kiểm tra số nguyên tử mỗi nguyên tố Cu, S, O ở 2 vế ta thấy đã bằng nhau nên phương trình đã được cân bằng.

Vậy sau khi cân bằng hệ số các chất bên tham gia phản ứng của Cu2S và O2 lần lượt là 1; 2

Câu 34 :

Biết rằng kim loại Ba tác dụng với axit clohiđric tạo ra khí hiđro H2 và bari clorua BaCl2. Chọn nhận định đúng

  • A.
    Phương trình phản ứng sau cân bằng Ba + HCl → BaCl2 + H2
  • B.
    1 nguyên tử Ba phản ứng với 2 phân tử HCl
  • C.
    số phân tử Ba phản ứng bằng số phân tử H2 phản ứng
  • D.
     hệ số phản ứng sau khi cân bằng của Ba;  HCl ; BaCl2;  H2 lần lượt là 1; 1; 1; 1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

PTHH: Ba + 2HCl \( \to\) BaCl2 + H2

Tỉ lệ số nguyên tử Ba phản ứng với số phân tử HCl là 1:2

Câu 35 :

Hợp chất của nguyên tố X với nhóm PO4 hoá trị III là XPO4. Hợp chất của nguyên tố Y với H là H3Y. Vậy hợp chất của X với Y có công thức là

  • A.

    XY     

  • B.

    X2Y

  • C.

    XY2

  • D.

    X2Y3   

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Ta có:  $\mathop X\limits^a {{\mathop {PO}\limits^{III}} _4}$

Theo quy tắc hóa trị: a . 1 = III . 1 => a

+) Ta có:  ${{\mathop H\limits^I} _3}\mathop Y\limits^b $

Theo quy tắc hóa trị: I . 3 = b . 1 => b

+) Ta có:  ${{\mathop X\limits^{III}} _x}{{\mathop Y\limits^{III}} _y}$

Theo quy tắc hóa trị: III . x = III . y => tỉ lệ $\dfrac{x}{y}$=> chọn x và y

Lời giải chi tiết :

Gọi hóa trị của nguyên tố X là a

Ta có:  $\mathop X\limits^a {{\mathop {PO}\limits^{III}} _4}$

Theo quy tắc hóa trị: a . 1 = III . 1 => a = III

Gọi hóa trị của nguyên tố Y là b

Ta có:  ${{\mathop H\limits^I} _3}\mathop Y\limits^b $

Theo quy tắc hóa trị: I . 3 = b . 1 => b = III

Gọi công thức hợp chất của X và Y là: XxYy

Ta có:  ${{\mathop X\limits^{III}} _x}{{\mathop Y\limits^{III}} _y}$

Theo quy tắc hóa trị: III . x = III . y => $\dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{1}$

=> chọn x = 1 và y = 1

=> công thức hợp chất cần tìm là XY

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.