Căn cứ vào số liệu thống kê bảng 43.2 (SGK trang 196), hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm>
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 196 SGK Địa lí 12
Đề bài
Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê, hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Phân tích.
Lời giải chi tiết
Thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm :
- Nhìn chung các vùng kinh tế trọng điểm đều có tỉ trọng các ngành kinh tế cao so với cả nước, chiếm 69% GDP cả nước (2005), 64,5% kim ngạch xuất khẩu, trong cơ cấu kinh tế thì công nghiệp xây dựng phát triển mạnh và chiếm >50%.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc :
+ Có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (11,2%)
+ Chiếm 18,9% GDP cả nước.
+ Trong cơ cấu GDP theo ngành: dịch vụ phát triển và chiếm 45,2%, tiếp đến là công nghiệp xây dựng (42,2%), nông nghiệp 12,6%.
+ Chiếm 27% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
+ Có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (10,7%) nhưng thấp hơn so với hai vùng còn lại.
+ % GDP so với cả nước còn rất ít (5,3%)
+ Trong cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ và công nghiệp xây dựng khá phát triển (38,4% và 36,6%), nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng khá lớn (25%).
+ Chỉ chiếm 2,2% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
+ Tốc độ tăng trưởng cao nhất so với hai vùng còn lại (11,9% năm 2005).
+ Đóng góp tỉ trọng cao trong % GDP cả nước, lên tới 42,7% (2005).
+ Trong cơ cấu ngành kinh tế: công nghiệp xây dựng phát triển mạnh mẽ, chiếm 59%, tiếp đến là dịch vụ 33,2%, nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ (7,8%).
+ Đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu cao nhất: 35,3%.
Loigiaihay.com
- Hãy phân tích các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
- Phân tích các thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Hãy phân tích các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
- Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Atlat Địa lí Việt Nam trang 29_Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí lớp 12 - THPT Đoàn Thượng. Năm học 2020 - 2021
- Giải đề thi học kì 2 lớp 12 Môn Địa lí năm học 2020 - 2021 Sở GD - ĐT tỉnh Bình Dương
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 12
- Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 12