

Bài 5 trang 80 SGK Hình học 10 nâng cao
Viết phương trình tổng quát của đường thẳng đối xứng với đường thẳng d qua điểm M
Cho đường thẳng d có phương trình x - y = 0 và điểm M(2, 1)
LG a
Viết phương trình tổng quát của đường thẳng đối xứng với đường thẳng d qua điểm M.
Phương pháp giải:
- Chọn một điểm đi qua của d.
- Tìm tọa độ điểm đối xứng của điểm trên qua M.
- Đường thẳng cần tìm là đường thẳng đi qua điểm vừa tìm và song song với d.
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng d qua O(0, 0) và có vectơ pháp tuyến →n=(1;−1)→n=(1;−1).
Gọi N(xN;yN) là điểm đối xứng của O qua M thì M là trung điểm của ON, ta có:
{xM=xO+xN2yM=yO+yN2⇔{xN=2xM−xO=4yN=2yM−yO=2
Vậy N(4, 2)
Đường thẳng đối xứng với d qua M là đường thẳng đi qua N(4, 2) và song song với d nên có phương trình tổng quát là:
1.(x−4)−1.(y−2)=0
⇔x−y−2=0.
LG b
Tìm hình chiếu của điểm M trên đường thẳng d.
Phương pháp giải:
- Viết pt đường thẳng d' đi qua M và vuông góc với d.
- Tìm giao điểm của d và d'.
Lời giải chi tiết:
Gọi d’ là đường thẳng đi qua M và vuông góc với d thì d’ có vectơ pháp tuyến →m=(1;1) do đó d’ có phương trình tổng quát là:
1.(x−2)+1.(y−1)=0
⇔x+y−3=0
Hình chiếu M’ của M trên d có tọa độ là nghiệm của hệ phương trình:
{x−y=0x+y−3=0⇔{x=32y=32
Vậy M′(32;32).
Cách khác:
* Gọi H(a, b) là hình chiếu của M trên d.
* Vì điểm H thuộc đường thẳng d nên: a - b = 0 (1)
* Ta có HM vuông góc với d nên →MH=(a−2;b−1) là một vecto chỉ phương của d.
Lại có: →n=(1;−1) là 1 vecto pháp tuyến của d nên hai vecto →MH,→n cùng phương
⇔a−21=b−1−1⇔−a+2=b−1⇔−a−b=−3(2)
Từ (1) và (2) suy ra {a−b=0−a−b=−3⇔{a=32b=32⇒H(32;32)
Loigiaihay.com


- Bài 6 trang 80 SGK Hình học 10 Nâng cao
- Bài 4 trang 80 SGK Hình học 10 nâng cao
- Bài 3 trang 80 SGK Hình học 10 nâng cao
- Bài 2 trang 79 SGK Hình học 10 nâng cao
- Bài 1 trang 79 SGK Hình học 10 nâng cao
>> Xem thêm