Trắc nghiệm Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 4 Văn 8
Đề bài
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.
Anh nói to với con: "Này, con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà."
Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.
(Trích Hạt giống tâm hồn)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Thuyết minh
Câu văn “Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng.” có mấy cụm danh từ?
-
A.
Hai
-
B.
Ba
-
C.
Bốn
-
D.
Năm
Xét theo cấu tạo, câu văn “Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng.” thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Câu đơn
-
B.
Câu ghép
-
C.
Câu rút gọn
-
D.
Câu đặc biệt
Đoạn trích trên nói về tình cảm gì?
-
A.
Tình cảm gia đình
-
B.
Tình thầy trò
-
C.
Tình bạn
-
D.
Tình làng nghĩa xóm
Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì?
-
A.
Khi nhận được sự giúp đỡ phải biết ơn, ghi nhớ.
-
B.
Biết yêu thương và nhìn nhận mọi sự việc một cách sâu sắc.
-
C.
Không cần để tâm đến những việc tiêu cực khiến mình bận lòng.
-
D.
Sống vô tư, biết tự lực và không cần sự giúp đỡ của mọi người.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.
(Việt Quang – Trở lại thiên đường)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Thuyết minh
Theo văn bản, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nào?
-
A.
Khi chúng ta cầm súng bảo vệ đất nước
-
B.
Khi nó được đong đầy bằng nỗ lực của mỗi người
-
C.
Khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu
-
D.
Khi nó đầy ắp tiếng cười của người thân yêu
Biện pháp tu từ nào nổi bật trong đoạn trích trên?
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Điệp cấu trúc
-
D.
Hoán dụ
Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: “Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình.”
-
A.
Câu cầu khiến dùng để khuyên bảo
-
B.
Câu trần thuật dùng để thông báo
-
C.
Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc
-
D.
Câu nghi vấn dùng để hỏi
Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về?
-
A.
Giá trị của sự đợi chờ trong cuộc sống
-
B.
Tình yêu thương của mỗi con người
-
C.
Sự cống hiến trong cuộc sống
-
D.
Sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Sau tất cả mọi vui buồn chết sống
Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người
Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống
Đang trồng gieo trên khắp nước non ta
Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà
Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc
Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp
Người ở giữa cây, cây ở bên người.
Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời
Cho ta đọc những lời yêu mặt đất.
(Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương )
Đoạn thơ trên có cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây?
-
A.
Ông đồ (Vũ Đình Liên)
-
B.
Quê hương (Tế Hanh)
-
C.
Khi con tu hú (Tố Hữu)
-
D.
Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?
-
A.
Tự sự, miêu tả
-
B.
Miêu tả, nghị luận
-
C.
Miêu tả, biểu cảm
-
D.
Thuyết minh, biểu cảm
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà/ Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc”?
-
A.
Điệp ngữ, liệt kê
-
B.
Đảo ngữ, hoán dụ
-
C.
Nhân hóa, ẩn dụ
-
D.
Nói quá, điệp từ
Câu thơ “Người ở giữa cây, cây ở bên người” ẩn dụ cho điều gì?
-
A.
Con người và thiên nhiên sống trong hòa hợp
-
B.
Cây cối tạo ra con người
-
C.
Con người làm chủ thiên nhiên
-
D.
Cả ba phương án trên
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
-
A.
Tình cảm tri ân của tác giả đối với cây
-
B.
Sự xót xa khi cây cối bị chặt phá
-
C.
Sự căm phẫn về những kẻ phá hoại môi trường
-
D.
Phương pháp chăm sóc cây trồng
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...]
(Vũ Quần Phương)
Lời nhận xét viết về bài thơ nào đã học trong chương trình Văn 8?
-
A.
Ông đồ
-
B.
Quê hương
-
C.
Khi con tu hú
-
D.
Ngắm trăng
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Thuyết minh
Câu “Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ.” thực hiện hành động nói nào?
-
A.
Hỏi
-
B.
Trình bày
-
C.
Điều khiển
-
D.
Hứa hẹn
Câu: “Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Câu nghi vấn
-
B.
Câu cầu khiến
-
C.
Câu cảm thán
-
D.
Câu trần thuật
Câu văn “Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng.” sử dụng biện pháp tu từ gì?
-
A.
So sánh
-
B.
Đảo ngữ
-
C.
Liệt kê
-
D.
Nói quá
Lời giải và đáp án
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.
Anh nói to với con: "Này, con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà."
Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.
(Trích Hạt giống tâm hồn)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Thuyết minh
Đáp án: A
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự.
Câu văn “Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng.” có mấy cụm danh từ?
-
A.
Hai
-
B.
Ba
-
C.
Bốn
-
D.
Năm
Đáp án: B
Câu văn trên có ba cụm danh từ: một người bạn, đứa con gái lên ba tuổi, cuộn giấy gói hoa màu vàng.
Xét theo cấu tạo, câu văn “Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng.” thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Câu đơn
-
B.
Câu ghép
-
C.
Câu rút gọn
-
D.
Câu đặc biệt
Đáp án: B
Xét theo cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu ghép.
Hồi đó một người bạn tôi // bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó // đã phí phạm cả một cuộn (…)
CN1 VN1 CN2 VN2
Đoạn trích trên nói về tình cảm gì?
-
A.
Tình cảm gia đình
-
B.
Tình thầy trò
-
C.
Tình bạn
-
D.
Tình làng nghĩa xóm
Đáp án: A
Đoạn trích trên nói về tình cảm gia đình.
Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì?
-
A.
Khi nhận được sự giúp đỡ phải biết ơn, ghi nhớ.
-
B.
Biết yêu thương và nhìn nhận mọi sự việc một cách sâu sắc.
-
C.
Không cần để tâm đến những việc tiêu cực khiến mình bận lòng.
-
D.
Sống vô tư, biết tự lực và không cần sự giúp đỡ của mọi người.
Đáp án: B
Bài học rút ra từ câu chuyện trên là biết yêu thương mọi người và nhìn nhận mọi sự việc một cách sâu sắc.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.
(Việt Quang – Trở lại thiên đường)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Thuyết minh
Đáp án: C
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.
Theo văn bản, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nào?
-
A.
Khi chúng ta cầm súng bảo vệ đất nước
-
B.
Khi nó được đong đầy bằng nỗ lực của mỗi người
-
C.
Khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu
-
D.
Khi nó đầy ắp tiếng cười của người thân yêu
Đáp án: C
Theo văn bản, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu.
Biện pháp tu từ nào nổi bật trong đoạn trích trên?
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Điệp cấu trúc
-
D.
Hoán dụ
Đáp án: C
Biện pháp tu từ điệp cấu trúc: “con”/ “con hãy”.
Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: “Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình.”
-
A.
Câu cầu khiến dùng để khuyên bảo
-
B.
Câu trần thuật dùng để thông báo
-
C.
Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc
-
D.
Câu nghi vấn dùng để hỏi
Đáp án: A
Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình.
- Kiểu câu: câu cầu khiến.
- Chức năng: dùng để khuyên bảo.
Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về?
-
A.
Giá trị của sự đợi chờ trong cuộc sống
-
B.
Tình yêu thương của mỗi con người
-
C.
Sự cống hiến trong cuộc sống
-
D.
Sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay
Đáp án: B
Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về tình yêu thương của mỗi con người.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Sau tất cả mọi vui buồn chết sống
Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người
Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống
Đang trồng gieo trên khắp nước non ta
Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà
Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc
Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp
Người ở giữa cây, cây ở bên người.
Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời
Cho ta đọc những lời yêu mặt đất.
(Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương )
Đoạn thơ trên có cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây?
-
A.
Ông đồ (Vũ Đình Liên)
-
B.
Quê hương (Tế Hanh)
-
C.
Khi con tu hú (Tố Hữu)
-
D.
Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
Đáp án: B
Đoạn trên được viết theo thể thơ tám chữ, cùng thể thơ với bài Quê hương (Tế Hanh)
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?
-
A.
Tự sự, miêu tả
-
B.
Miêu tả, nghị luận
-
C.
Miêu tả, biểu cảm
-
D.
Thuyết minh, biểu cảm
Đáp án: C
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm.
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà/ Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc”?
-
A.
Điệp ngữ, liệt kê
-
B.
Đảo ngữ, hoán dụ
-
C.
Nhân hóa, ẩn dụ
-
D.
Nói quá, điệp từ
Đáp án: A
Biện pháp tu từ:
- Liệt kê: Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà
- Điệp ngữ: “cây”, “của”.
Câu thơ “Người ở giữa cây, cây ở bên người” ẩn dụ cho điều gì?
-
A.
Con người và thiên nhiên sống trong hòa hợp
-
B.
Cây cối tạo ra con người
-
C.
Con người làm chủ thiên nhiên
-
D.
Cả ba phương án trên
Đáp án: A
Câu thơ trên ẩn dụ cho việc con người và thiên nhiên luôn sống trong hòa hợp.
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
-
A.
Tình cảm tri ân của tác giả đối với cây
-
B.
Sự xót xa khi cây cối bị chặt phá
-
C.
Sự căm phẫn về những kẻ phá hoại môi trường
-
D.
Phương pháp chăm sóc cây trồng
Đáp án: A
Đoạn thơ thể hiện niềm tri ân của tác giả đối với cây. Trong cảm nhận của nhà thơ, cây luôn hiện diện trong cuộc sống, có vai trò quan trọng và có mối liên hệ gắn bó khăng khít với con người.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...]
(Vũ Quần Phương)
Lời nhận xét viết về bài thơ nào đã học trong chương trình Văn 8?
-
A.
Ông đồ
-
B.
Quê hương
-
C.
Khi con tu hú
-
D.
Ngắm trăng
Đáp án: A
Lời nhận xét viết về bài thơ Ông đồ.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Thuyết minh
Đáp án: C
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.
Câu “Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ.” thực hiện hành động nói nào?
-
A.
Hỏi
-
B.
Trình bày
-
C.
Điều khiển
-
D.
Hứa hẹn
Đáp án: B
Câu “Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ.” thực hiện hành động nói trình bày.
Câu: “Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Câu nghi vấn
-
B.
Câu cầu khiến
-
C.
Câu cảm thán
-
D.
Câu trần thuật
Đáp án: D
Câu: “Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu trần thuật.
Câu văn “Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng.” sử dụng biện pháp tu từ gì?
-
A.
So sánh
-
B.
Đảo ngữ
-
C.
Liệt kê
-
D.
Nói quá
Đáp án: C
Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ liệt kê (ảm đạm, lạnh, buồn, vắng).
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 5 Văn 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 6 Văn 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 3 Văn 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 2 Văn 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 1 Văn 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết