Trắc nghiệm Lý thuyết về Hành động nói (tiếp theo) Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Mỗi hành động nói có thể thực hiện những cách nào dưới đây?

  • A.

    Trực tiếp và gián tiếp

  • B.

    Lời nói và biểu cảm

  • C.

    Hành động và lời nói

  • D.

    Biểu cảm và hành động

Câu 2 :

Có thể thực hiện các hành động nói bằng những kiểu câu nào?

  • A.

    Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như: hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cảm ơn, xin lỗi, báo cáo,…

  • B.

    Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) theo mục đích đích thực của chúng – cách dùng trực tiếp.

  • C.

    Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực của chúng – cách dùng gián tiếp.

  • D.

    Cả ba cách trên.

Câu 3 :

Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?

  • A.

    Hành động hứa hẹn

  • B.

    Hành động trình bày

  • C.

    Hành động bộc lộ cảm xúc

  • D.

    Hành động hỏi

Câu 4 :

Câu sau đây thực hiện hành động kể. Đúng hay sai?

Mẹ tự hào về con lắm, con trai!

Đúng
Sai
Câu 5 :

Trong những cách hỏi sau, em nên dùng cách nào để hỏi người lớn?

  1. Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?
  2. Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.
  3. Bưu điện ở đâu, hả bác?
  4. Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!
  5. Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
  • A.

    a-b-c

  • B.

    a-b-e

  • C.

    b-c-d

  • D.

    b-c-e

Câu 6 :

Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?” Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?

  • A.

    Coi như không nghe thấy và không làm gì cả.

  • B.

    Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia.

  • C.

    Trả lười người kia: “Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà!”

  • D.

    Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”…)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Mỗi hành động nói có thể thực hiện những cách nào dưới đây?

  • A.

    Trực tiếp và gián tiếp

  • B.

    Lời nói và biểu cảm

  • C.

    Hành động và lời nói

  • D.

    Biểu cảm và hành động

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).

Câu 2 :

Có thể thực hiện các hành động nói bằng những kiểu câu nào?

  • A.

    Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như: hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cảm ơn, xin lỗi, báo cáo,…

  • B.

    Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) theo mục đích đích thực của chúng – cách dùng trực tiếp.

  • C.

    Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực của chúng – cách dùng gián tiếp.

  • D.

    Cả ba cách trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức phần lý thuyết

Lời giải chi tiết :

Tất cả các kiểu câu trên đều thể hiện hành động nói

Câu 3 :

Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?

  • A.

    Hành động hứa hẹn

  • B.

    Hành động trình bày

  • C.

    Hành động bộc lộ cảm xúc

  • D.

    Hành động hỏi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại bài thơ

Lời giải chi tiết :

Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động trình bày

Câu 4 :

Câu sau đây thực hiện hành động kể. Đúng hay sai?

Mẹ tự hào về con lắm, con trai!

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu trên thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc

Câu 5 :

Trong những cách hỏi sau, em nên dùng cách nào để hỏi người lớn?

  1. Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?
  2. Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.
  3. Bưu điện ở đâu, hả bác?
  4. Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!
  5. Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
  • A.

    a-b-c

  • B.

    a-b-e

  • C.

    b-c-d

  • D.

    b-c-e

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

Nên chọn các cách a, b, e

Câu 6 :

Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?” Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?

  • A.

    Coi như không nghe thấy và không làm gì cả.

  • B.

    Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia.

  • C.

    Trả lười người kia: “Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà!”

  • D.

    Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”…)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và lựa chọn cách trả lời lịch sự nhất

Lời giải chi tiết :

Câu cuối cùng thể hiện hành động nói lịch sự