Trắc nghiệm Lý thuyết về Câu ghép (tiếp theo) Văn 8
Đề bài
Quan hệ từ nào không phải là loại quan hệ từ dùng để nối các vế của câu ghép?
-
A.
Quan hệ từ chỉ nguyên nhân
-
B.
Quan hệ từ chỉ điều kiện
-
C.
Quan hệ từ chỉ mục đích
-
D.
Quan hệ từ chỉ cách thức
Các quan hệ từ mà, còn, chứ, ... dùng để chỉ quan hệ gì giữa các vế trong câu ghép?
-
A.
Bổ sung
-
B.
Nối tiếp
-
C.
Lựa chọn
-
D.
Tương phản
Muốn tìm hiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép không dùng quan hệ từ, ta phải làm gì?
-
A.
Thêm vào câu ghép đó một quan hệ từ và xét quan hệ giữa các vế câu theo quan hệ từ đó
-
B.
Tách các vế của câu ghép đó thành những câu đơn rồi xét ý nghĩa của từng câu
-
C.
Đặt câu hỏi về ý nghĩa cho mỗi vế của câu ghép đó
-
D.
Dựa vào tình huống cụ thể khi câu nói ấy xuất hiện
Quan hệ từ được in đậm trong câu ghép sau chỉ quan hệ nào?
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương.
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
-
A.
Quan hệ nhượng bộ.
-
B.
Quan hệ mục đích.
-
C.
Quan hệ tương phản.
-
D.
Quan hệ điều kiện.
Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ điều kiện?
-
A.
Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay. (Ngô Tất Tố)
-
B.
Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. (Nam Cao)
-
C.
Gió càng to, lửa càng cao.
-
D.
Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường. (Nguyễn Công Hoan)
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
-
A.
Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng kính trọng, chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
-
B.
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc
-
C.
Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc
-
D.
Quân triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, khởi nghĩa bị dập tắt.
Quan hệ về nghĩa giữa hai vế trong câu ghép “Trời trong như ngọc, đất sạch như lau” (Vũ Bằng) là quan hệ gì?
-
A.
Tương phản
-
B.
Đồng thời
-
C.
Nguyên nhân
-
D.
Lựa chọn
Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
-
A.
Không ai nói gì, người ta lảng dần đi
-
B.
Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim
-
C.
Hắn chửi trời và hắn chửi đời
-
D.
Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi
Từ “mà còn” trong câu “Bố và anh hút thuốc, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu” có phải là từ chỉ quan hệ bổ sung không?
Chọn các đáp án đúng.
Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây:
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ.
Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời
Lời giải và đáp án
Quan hệ từ nào không phải là loại quan hệ từ dùng để nối các vế của câu ghép?
-
A.
Quan hệ từ chỉ nguyên nhân
-
B.
Quan hệ từ chỉ điều kiện
-
C.
Quan hệ từ chỉ mục đích
-
D.
Quan hệ từ chỉ cách thức
Đáp án : D
Xem lại phần lý thuyết để chọn đáp án thích hợp
Quan hệ từ chỉ cách thức không phải là loại quan hệ từ dùng để nối các vế của câu ghép.
Các quan hệ từ mà, còn, chứ, ... dùng để chỉ quan hệ gì giữa các vế trong câu ghép?
-
A.
Bổ sung
-
B.
Nối tiếp
-
C.
Lựa chọn
-
D.
Tương phản
Đáp án : A
Xem lại phần lý thuyết để chọn đáp án thích hợp
Các quan hệ từ mà, còn, chứ, ... dùng để chỉ quan hệ bổ sung
Muốn tìm hiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép không dùng quan hệ từ, ta phải làm gì?
-
A.
Thêm vào câu ghép đó một quan hệ từ và xét quan hệ giữa các vế câu theo quan hệ từ đó
-
B.
Tách các vế của câu ghép đó thành những câu đơn rồi xét ý nghĩa của từng câu
-
C.
Đặt câu hỏi về ý nghĩa cho mỗi vế của câu ghép đó
-
D.
Dựa vào tình huống cụ thể khi câu nói ấy xuất hiện
Đáp án : D
Muốn tìm hiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép không dùng quan hệ từ, ta phải dựa vào tình huống cụ thể khi câu nói ấy xuất hiện.
Quan hệ từ được in đậm trong câu ghép sau chỉ quan hệ nào?
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương.
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
-
A.
Quan hệ nhượng bộ.
-
B.
Quan hệ mục đích.
-
C.
Quan hệ tương phản.
-
D.
Quan hệ điều kiện.
Đáp án : D
Em dựa vào những quan hệ từ in đậm để chọn đáp án phù hợp.
Quan hệ từ được in đậm trong câu ghép trên chỉ quan hệ điều kiện
Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ điều kiện?
-
A.
Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay. (Ngô Tất Tố)
-
B.
Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. (Nam Cao)
-
C.
Gió càng to, lửa càng cao.
-
D.
Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường. (Nguyễn Công Hoan)
Đáp án : B
Trường hợp này, em đặt vào hoàn cảnh của các câu nói này để chọn đáp án.
Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi chỉ quan hệ nhượng bộ
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
-
A.
Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng kính trọng, chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
-
B.
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc
-
C.
Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc
-
D.
Quân triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, khởi nghĩa bị dập tắt.
Đáp án : D
Em dựa vào kiến thức câu ghép để trả lời.
Quân triều đình // đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, khởi nghĩa // bị dập tắt.
Quan hệ về nghĩa giữa hai vế trong câu ghép “Trời trong như ngọc, đất sạch như lau” (Vũ Bằng) là quan hệ gì?
-
A.
Tương phản
-
B.
Đồng thời
-
C.
Nguyên nhân
-
D.
Lựa chọn
Đáp án : B
Em đọc kĩ đề bài và xét xem câu trên thuộc quan hệ từ nào.
Quan hệ về nghĩa giữa hai vế trong câu ghép “Trời trong như ngọc, đất sạch như lau” (Vũ Bằng) là quan hệ đồng thời.
Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
-
A.
Không ai nói gì, người ta lảng dần đi
-
B.
Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim
-
C.
Hắn chửi trời và hắn chửi đời
-
D.
Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức câu ghép để trả lời.
Rồi hắn // cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim là câu đơn
Từ “mà còn” trong câu “Bố và anh hút thuốc, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu” có phải là từ chỉ quan hệ bổ sung không?
Em đặt vào ngữ cảnh câu ghép trên để trả lời.
Từ “mà còn” trong câu trên là là từ chỉ quan hệ bổ sung.
Chọn các đáp án đúng.
Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây:
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ.
Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời
Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ
Vận dụng kiến thức câu ghép để trả lời
Trừ câu E ra, các đáp án còn lại đều là câu ghép.
Luyện tập và củng cố kiến thức Lý thuyết về Phương pháp thuyết minh Văn 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích chi tiết tác phẩm Ôn dịch thuốc lá Văn 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá Văn 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết