Trắc nghiệm Phân tích chi tiết tác phẩm Tôi đi học Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình?

  • A.

    Âm thanh tiếng trống vang lên từ ngôi trường làng.

  • B.

    Không khí náo nhiệt trên đường phố của những ngày đầu năm học.

  • C.

    Hình ảnh thiên nhiên giao mùa và những em bé ngày đầu đến trường.

  • D.

    Tất cả các phương án trên.

Câu 2 :

Câu văn “Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.” sử dụng phép tu từ gì?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Ẩn dụ

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    So sánh

Câu 3 :

Những người lớn trong truyện đã có thái độ thế nào với các em học sinh?

  • A.

    Hiền từ, bao dung

  • B.

    Vui vẻ, hồn hậu

  • C.

    Âu yếm, yêu thương

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 4 :

Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?

  • A.

    “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

  • B.

    “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.

  • C.

    “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

  • D.

    Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

Câu 5 :

Câu văn "Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?

  • A.

    Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.

  • B.

    Cậu bé chưa tập trung vào việc.

  • C.

    Cậu bé quá hồi hộp.

  • D.

    Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.

Câu 6 :

Đọc đoạn văn sau:

"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ"

(Tôi đi học, Thanh Tịnh)

Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?

  • A.

    Nhân hóa.

  • B.

    So sánh.

  • C.

    Điệp ngữ.

  • D.

    Ẩn dụ.

Câu 7 :

Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?
"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi... Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp".

  • A.

    Rất vui vẻ.

  • B.

    Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.

  • C.

    Rất hiền hậu.

  • D.

    Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 8 :

Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?

  • A.

    "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".

  • B.

    "Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ".

  • C.

    "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".

  • D.

    "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".

Câu 9 :

Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn:

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy
cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”?

  • A.

    Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “tôi” ngay trong ngày đến trường đầu tiên.

  • B.

    Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật “tôi” về ngày đến trường đầu tiên.

  • C.

    Cho người đọc thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật “tôi”.

  • D.

    Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.

Câu 10 :

Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý
gì?

  • A.

    Sự âu yếm của mẹ hiền.

  • B.

    Sự săn sóc của mẹ hiền.

  • C.

    Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với
    con thơ.

  • D.

    Tình thương con bao la của mẹ hiền.

Câu 11 :

Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng, rung động và thấm thía của truyện "Tôi đi học" được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?

  • A.

    Biểu cảm.

  • B.

    Tự sự.

  • C.

    Thuyết minh.

  • D.

    Miêu tả.

Câu 12 :

Yếu tố nào góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm?

  • A.

    Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.

  • B.

    Có sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức tạo lập văn bản

  • C.

    Tình huống truyện chứa đựng chất thơ kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh so sánh giàu chất trữ tình.

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Câu 13 :

Hình ảnh xuất hiện của những người lớn trong truyện Tôi đi học nhằm gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

  • A.

    Trẻ em luôn xứng đáng được yêu thương và đón nhận những điều tốt đẹp.

  • B.

    Sự học là vất vả và gian nan.

  • C.

    Trẻ em là mầm non, có trách nhiệm gánh vác sự nghiệp đất nước sau này.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 14 :

Từ văn bản, có thể thấy lĩnh vực nào là sự lựa chọn tốt nhất mà chúng ta có thể dành cho trẻ em?

  • A.

    Đồ chơi

  • B.

    Giáo dục

  • C.

    Chế độ dinh dưỡng

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình?

  • A.

    Âm thanh tiếng trống vang lên từ ngôi trường làng.

  • B.

    Không khí náo nhiệt trên đường phố của những ngày đầu năm học.

  • C.

    Hình ảnh thiên nhiên giao mùa và những em bé ngày đầu đến trường.

  • D.

    Tất cả các phương án trên.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh thiên nhiên giao mùa và những em bé ngày đầu đến trường đã khiến nhân vật “tôi” nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình.

Câu 2 :

Câu văn “Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.” sử dụng phép tu từ gì?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Ẩn dụ

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    So sánh

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp tu từ đã học.

Lời giải chi tiết :

Chú ý từ “như” thường dùng để so sánh.

Câu 3 :

Những người lớn trong truyện đã có thái độ thế nào với các em học sinh?

  • A.

    Hiền từ, bao dung

  • B.

    Vui vẻ, hồn hậu

  • C.

    Âu yếm, yêu thương

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những người lớn trong truyện bao gồn mẹ của cậu bé thì âu yếm, yêu thương; thầy giáo vui vẻ, hồn hậu; ông đốc hiền từ, bao dung.

Câu 4 :

Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?

  • A.

    “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

  • B.

    “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.

  • C.

    “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

  • D.

    Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nhớ lại kiến thức về biện pháp so sánh

Lời giải chi tiết :

Câu D là câu không sử dụng biện pháp so sánh.

Câu 5 :

Câu văn "Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?

  • A.

    Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.

  • B.

    Cậu bé chưa tập trung vào việc.

  • C.

    Cậu bé quá hồi hộp.

  • D.

    Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý đến tâm trạng cậu bé trong câu văn này

Lời giải chi tiết :

Cậu bé quá hồi hộp nên không cầm nổi sách vở trên tay.

Câu 6 :

Đọc đoạn văn sau:

"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ"

(Tôi đi học, Thanh Tịnh)

Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?

  • A.

    Nhân hóa.

  • B.

    So sánh.

  • C.

    Điệp ngữ.

  • D.

    Ẩn dụ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm các biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên

Câu 7 :

Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?
"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi... Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp".

  • A.

    Rất vui vẻ.

  • B.

    Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.

  • C.

    Rất hiền hậu.

  • D.

    Cả 3 ý trên đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên thể hiện nhiều phẩm chất của ông đốc và thầy giáo trẻ.

Câu 8 :

Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?

  • A.

    "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".

  • B.

    "Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ".

  • C.

    "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".

  • D.

    "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nội dung các câu văn và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Câu A nói về cảm xúc về trường của những ngày trước chứ không nói về bây giờ

Câu 9 :

Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn:

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy
cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”?

  • A.

    Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “tôi” ngay trong ngày đến trường đầu tiên.

  • B.

    Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật “tôi” về ngày đến trường đầu tiên.

  • C.

    Cho người đọc thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật “tôi”.

  • D.

    Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn và xem tác dụng

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên cho người đọc thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật “tôi”.

Câu 10 :

Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý
gì?

  • A.

    Sự âu yếm của mẹ hiền.

  • B.

    Sự săn sóc của mẹ hiền.

  • C.

    Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với
    con thơ.

  • D.

    Tình thương con bao la của mẹ hiền.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn và lựa ra đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn trên nói lên tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.

Câu 11 :

Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng, rung động và thấm thía của truyện "Tôi đi học" được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?

  • A.

    Biểu cảm.

  • B.

    Tự sự.

  • C.

    Thuyết minh.

  • D.

    Miêu tả.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hiểu chất thơ là gì từ đó lựa chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Chất thơ trong bài là những cảm xúc lay động lòng người đọc

Câu 12 :

Yếu tố nào góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm?

  • A.

    Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.

  • B.

    Có sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức tạo lập văn bản

  • C.

    Tình huống truyện chứa đựng chất thơ kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh so sánh giàu chất trữ tình.

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiểu chất thơ là gì từ đó lựa chọn đáp án phù hợp

Câu 13 :

Hình ảnh xuất hiện của những người lớn trong truyện Tôi đi học nhằm gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

  • A.

    Trẻ em luôn xứng đáng được yêu thương và đón nhận những điều tốt đẹp.

  • B.

    Sự học là vất vả và gian nan.

  • C.

    Trẻ em là mầm non, có trách nhiệm gánh vác sự nghiệp đất nước sau này.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh xuất hiện của những người lớn trong truyện đều mang tình yêu thương cho trẻ

Câu 14 :

Từ văn bản, có thể thấy lĩnh vực nào là sự lựa chọn tốt nhất mà chúng ta có thể dành cho trẻ em?

  • A.

    Đồ chơi

  • B.

    Giáo dục

  • C.

    Chế độ dinh dưỡng

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung chính của văn bản và xét xem vấn đề nào là quan trọng nhất

Lời giải chi tiết :

Lĩnh vực có thể giúp trẻ em phát triển tốt nhất là giáo dục