Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Nước Đại Việt ta Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm nào ?

  • A.

    1426  

  • B.

    1429

  • C.

    1430

  • D.

    1428

Câu 2 :

Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của Bình Ngô đại cáo ?

  • A.

    Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.

  • B.

    Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược.

  • C.

    Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.

  • D.

    Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta.

Câu 3 :

Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Tác phẩm nào được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên?

  • A.

    Bình Ngô đại cáo

  • B.

    Sông núi nước Nam

  • C.

    Tuyên ngôn độc lập

  • D.

    Chiếu dời đô

Câu 5 :

Bình Ngô đại cáo được sáng tác theo thể văn nào ?

  • A.

    Văn vần

  • B.

    Văn xuôi  

  • C.

    Văn biền ngẫu

  • D.

    Cả A, B , C đều sai

Câu 6 :

Dòng nào sau đây nói đúng nhất chức năng của thể cáo ?

  • A.

    Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.

  • B.

    Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc làm lớn để mọi người cùng biết.

  • C.

    Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.

  • D.

    Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi.

Câu 7 :

Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề Bình Ngô đại cáo ?

  • A.

    Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.

  • B.

    Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

  • C.

    Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

  • D.

    Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô.

Câu 8 :

Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Thuyết minh

  • D.

    Miêu tả

Câu 9 :

Nội dung chủ yếu của Nước Đại Việt ta là ?

  • A.

    Tuyên bố chủ quyền của nước ta

  • B.

    Khẳng định kết cục của kẻ thất bại

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm nào ?

  • A.

    1426  

  • B.

    1429

  • C.

    1430

  • D.

    1428

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm 1428

Câu 2 :

Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của Bình Ngô đại cáo ?

  • A.

    Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.

  • B.

    Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược.

  • C.

    Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.

  • D.

    Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bình Ngô đại cáo (1428) do Nguyễn Trãi soạn, nhân danh vua Lê Thái Tổ tuyên cáo với thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh

Câu 3 :

Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam

Câu 4 :

Tác phẩm nào được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên?

  • A.

    Bình Ngô đại cáo

  • B.

    Sông núi nước Nam

  • C.

    Tuyên ngôn độc lập

  • D.

    Chiếu dời đô

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 7

Lời giải chi tiết :

Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

Câu 5 :

Bình Ngô đại cáo được sáng tác theo thể văn nào ?

  • A.

    Văn vần

  • B.

    Văn xuôi  

  • C.

    Văn biền ngẫu

  • D.

    Cả A, B , C đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bình Ngô đại cáo được sáng tác theo thể văn biền ngẫu

Câu 6 :

Dòng nào sau đây nói đúng nhất chức năng của thể cáo ?

  • A.

    Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.

  • B.

    Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc làm lớn để mọi người cùng biết.

  • C.

    Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.

  • D.

    Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thể loại cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết.

Câu 7 :

Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề Bình Ngô đại cáo ?

  • A.

    Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.

  • B.

    Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

  • C.

    Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

  • D.

    Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nhan đề và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô là bản dịch sát nhất

Câu 8 :

Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Thuyết minh

  • D.

    Miêu tả

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận

Câu 9 :

Nội dung chủ yếu của Nước Đại Việt ta là ?

  • A.

    Tuyên bố chủ quyền của nước ta

  • B.

    Khẳng định kết cục của kẻ thất bại

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm phạm là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.