Trắc nghiệm Lý thuyết về Câu trần thuật Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Khi viết câu trần thuật, người viết thường sử dụng dấu gì ?

  • A.

    Dấu chấm

  • B.

    Dấu hỏi

  • C.

    Dấu chấm than

  • D.

    Một trong ba loại dấu trên đều đúng.

Câu 2 :

“Câu trần thuật có đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán” Nhận xét trên đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Câu 3 :

Chức năng chính của câu trần thuật là gì?

  • A.

    Để hỏi

  • B.

    Yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo

  • C.

    Kể, thông báo, nhận định, miêu tả

  • D.

    Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Câu 4 :

Ngoài những chức năng chính trên, câu trần thuật còn dùng để?

  • A.

    Yêu cầu

  • B.

    Đề nghị

  • C.

    Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

  • D.

    Cả A,B,C đều đúng.

Câu 5 :

Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày ?

  • A.

    Câu nghi vấn

  • B.

    Câu cảm thán

  • C.

    Câu cầu khiến

  • D.

    Câu trần thuật

Câu 6 :

Trong 4 câu sau câu nào là câu trần thuật:

  • A.

    Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.

  • B.

    Hãy bỏ ngay thuốc lá!

  • C.

    Anh có thể tắt thuốc lá được không?

  • D.

    Anh tắt thuốc lá đi!

Câu 7 :

Câu trần thuật sau dùng để làm gì?

“Thứ hai tới chúng ta sẽ làm bài kiểm tra giữa kì”

  • A.

    Kể

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Thông báo

  • D.

    Nhận định

Câu 8 :

Câu trần thuật sau dùng để làm gì? “Thánh gióng là vị anh hùng đã đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi nước ta.”

  • A.

    Kể

  • B.

    Thông báo

  • C.

    Nhận định

  • D.

    Miêu tả

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi viết câu trần thuật, người viết thường sử dụng dấu gì ?

  • A.

    Dấu chấm

  • B.

    Dấu hỏi

  • C.

    Dấu chấm than

  • D.

    Một trong ba loại dấu trên đều đúng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Câu 2 :

“Câu trần thuật có đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán” Nhận xét trên đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,…

Câu 3 :

Chức năng chính của câu trần thuật là gì?

  • A.

    Để hỏi

  • B.

    Yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo

  • C.

    Kể, thông báo, nhận định, miêu tả

  • D.

    Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,…

Câu 4 :

Ngoài những chức năng chính trên, câu trần thuật còn dùng để?

  • A.

    Yêu cầu

  • B.

    Đề nghị

  • C.

    Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

  • D.

    Cả A,B,C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,… (vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).

Câu 5 :

Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày ?

  • A.

    Câu nghi vấn

  • B.

    Câu cảm thán

  • C.

    Câu cầu khiến

  • D.

    Câu trần thuật

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu trần thuật là câu được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày

Câu 6 :

Trong 4 câu sau câu nào là câu trần thuật:

  • A.

    Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.

  • B.

    Hãy bỏ ngay thuốc lá!

  • C.

    Anh có thể tắt thuốc lá được không?

  • D.

    Anh tắt thuốc lá đi!

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý hình thức các câu trên

Lời giải chi tiết :

Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá là câu trần thuật.

Câu 7 :

Câu trần thuật sau dùng để làm gì?

“Thứ hai tới chúng ta sẽ làm bài kiểm tra giữa kì”

  • A.

    Kể

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Thông báo

  • D.

    Nhận định

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu trần thuật trên dùng để thông báo

Câu 8 :

Câu trần thuật sau dùng để làm gì? “Thánh gióng là vị anh hùng đã đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi nước ta.”

  • A.

    Kể

  • B.

    Thông báo

  • C.

    Nhận định

  • D.

    Miêu tả

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu trần thuật đã cho

Lời giải chi tiết :

 Kể