Trắc nghiệm Lý thuyết về Câu phủ định Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?

  • A.

    Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…

  • B.

    Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.

  • C.

     Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…

  • D.

    Là câu có ngữ điệu phủ định.

Câu 2 :

Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản?

  • A.

    Hai loại. 

  • B.

    Ba loại.

  • C.

    Bốn loại.

  • D.

    Không loại nào.

Câu 3 :

Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?

  • A.

    Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.

  • B.

    Phản bác một ý kiến, một nhận định

  • C.

    Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.

  • D.

    Chọn A và B.

Câu 4 :

 Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

  • A.

    Một từ

  • B.

    Hai từ

  • C.

    Ba từ

  • D.

    Bốn từ

Câu 5 :

Các câu phủ định sau:

– Trời không rét lắm.

– Trăng chưa lặn.

Là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ?

Câu phủ định miêu tả

Câu phủ định bác bỏ

Câu 6 :

 Đọc các câu sau trong truyện “ Thầy bói xem voi”

Thầy sờ voi bảo:

– Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Câu gạch chân là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ.

Câu phủ định miêu tả

Câu phủ định bác bỏ

Câu 7 :

Về nghĩa, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.

  1. Em học sinh này không phải là không thông minh.
  2. Không phải là tôi không hiểu anh.

Câu phủ định

Câu khẳng định

Câu 8 :

Về hình thức, các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?

  1. Giỏi gì mà giỏi!
  2. Ngôi nhà này đẹp à?
  3. Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!

Câu phủ định

Không phải câu phủ định

Câu 9 :

Về nội dung, các câu nêu ở bài tập trên có biểu thị ý phủ định hay không?

Không

Câu 10 :

Từ phủ định trong khổ thơ sau là từ nào ?

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

  • A.

    Không

  • B.

    Đâu

  • C.

    Chút

  • D.

    Lặng lẽ

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?

  • A.

    Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…

  • B.

    Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.

  • C.

     Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…

  • D.

    Là câu có ngữ điệu phủ định.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải, chẳng phải, đâu có phải, đâu…

Câu 2 :

Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản?

  • A.

    Hai loại. 

  • B.

    Ba loại.

  • C.

    Bốn loại.

  • D.

    Không loại nào.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại phần lý thuyết

Lời giải chi tiết :

Có thể phân loại câu phủ định thành 2 loại cơ bản: câu phủ định miêu tarvaf câu phủ định bác bỏ.

Câu 3 :

Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?

  • A.

    Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.

  • B.

    Phản bác một ý kiến, một nhận định

  • C.

    Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.

  • D.

    Chọn A và B.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

đọc lại lý thuyết

Lời giải chi tiết :

Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.

Câu 4 :

 Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

  • A.

    Một từ

  • B.

    Hai từ

  • C.

    Ba từ

  • D.

    Bốn từ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu ca dao

Lời giải chi tiết :

Câu ca dao trên có 2 từ phủ định (chẳng không)

Câu 5 :

Các câu phủ định sau:

– Trời không rét lắm.

– Trăng chưa lặn.

Là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ?

Câu phủ định miêu tả

Câu phủ định bác bỏ

Đáp án

Câu phủ định miêu tả

Câu phủ định bác bỏ

Phương pháp giải :

Đọc và hiểu nghĩa của các câu đã cho

Lời giải chi tiết :

 Các câu trên thuộc kiểu phủ định miêu tả

Câu 6 :

 Đọc các câu sau trong truyện “ Thầy bói xem voi”

Thầy sờ voi bảo:

– Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Câu gạch chân là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ.

Câu phủ định miêu tả

Câu phủ định bác bỏ

Đáp án

Câu phủ định miêu tả

Câu phủ định bác bỏ

Phương pháp giải :

đọc kỹ đoạn trên

Lời giải chi tiết :

Câu phủ định bác bỏ

Câu 7 :

Về nghĩa, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.

  1. Em học sinh này không phải là không thông minh.
  2. Không phải là tôi không hiểu anh.

Câu phủ định

Câu khẳng định

Đáp án

Câu phủ định

Câu khẳng định

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết và đọc kĩ các câu trên

Lời giải chi tiết :

Xét về nghĩa, các câu trên là câu khẳng định (phủ định của phủ định là khẳng định)

Câu 8 :

Về hình thức, các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?

  1. Giỏi gì mà giỏi!
  2. Ngôi nhà này đẹp à?
  3. Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!

Câu phủ định

Không phải câu phủ định

Đáp án

Câu phủ định

Không phải câu phủ định

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Về hình thức, các câu trên không phải là câu phủ định

Câu 9 :

Về nội dung, các câu nêu ở bài tập trên có biểu thị ý phủ định hay không?

Không

Đáp án

Không

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Về nội dung, các câu nêu ở bài tập trên có biểu thị ý phủ định

Câu 10 :

Từ phủ định trong khổ thơ sau là từ nào ?

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

  • A.

    Không

  • B.

    Đâu

  • C.

    Chút

  • D.

    Lặng lẽ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Từ “không” là từ phủ định