Tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.>
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 128 SGK Lịch sử 11
Đề bài
Tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 126-128 để trả lời.
Lời giải chi tiết
Nội dung |
Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888) |
Giai đoạn thứ hai (1888 - 1896) |
Lãnh đạo |
Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước. |
Văn thân, sĩ phu yêu nước. |
Lực lượng |
Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. |
Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. |
Địa bàn |
- Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…
|
- Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,… |
Kết quả |
Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi). |
Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt. |
Đặc điểm |
- Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “Cần vương”. - Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. - Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa. |
- Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi. - Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. - Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa. |
Loigiaihay.com
- Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Bãi Sậy
- Mô tả cấu trúc của căn cứ Ba Đình
- Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Ba Đình
- Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê
- Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ?
>> Xem thêm