Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1884 đến năm 1913>
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 135 SGK Lịch sử 11. Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Yên Thế
Đề bài
Tóm lược các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1884 đến năm 1913.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 134, 135 để trả lời
Lời giải chi tiết
Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế chia làm 4 giai đoạn:
* Giai đoạn thứ nhất, từ 1884 - 1892:
- Các toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm.
- Tháng 3-1892, Pháp huy động quân, ồ ạt tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng.
* Giai đoạn thứ hai, từ 1893 - 1897:
- Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.
- Đề Thám phải giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng.
- Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
* Giai đoạn thứ ba từ 1898 - 1908: hòa hoãn
Nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự chuẩn bị chiến đấu.
* Giai đoạn thứ tư từ 1909 - 1913: kết thúc
- Thực dân Pháp mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế.
- Tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
Loigiaihay.com
- Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có những điểm gì khác với nghĩa quân Ba Đình ?
- Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
- Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp ?
- Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ?
- Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê
>> Xem thêm