Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế


Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử đụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế.

Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử đụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế.

Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.

Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng gỉá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền lương thực tể sẽ giảm xuống hay tăng lên.

Tiền là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với sự biến đổi của giá trị sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động ngược chiều nhau. Nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động như: sự nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động, sự tăng cường độ lao động và sự tăng lên của nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội. Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao động đó là sự tăng năng suất lao động làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng bé đi. Sự tác động qua lại của các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động, do đó dần tới sự biến đổi phức tạp của tiền công thực tế.

Tuy nhiên,C.Mác đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền công ấy. Bởi lẽ trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó. Vì vậy tiền công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp.

Nhưng sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì có những nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công. Một mặt, đó là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng tiền công. Mặt khác, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nên nhu cầu về sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất. Đó cũng là một nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền công.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.4 trên 14 phiếu
  • Nguồn gốc ra đời và vai trò của tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản?

    - Nguồn gốc ra đời + Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa (H’), chờ để được chuyển hóa thành tư bản tiền tệ (T’).

  • Nguồn gốc, bản chất và sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp?

    - Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp + Việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn để khác nhau.

  • Tư bản cho vay được hình thành như thế nào trong chủ nghĩa tư bản?

    - Tư bản cho vay đã xuất hiện từ rất lâu, sớm hơn cả tư bản công nghiệp, đó là tư bản cho vay nặng lãi. - Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản hoàn toàn khác tư bản cho vay nặng lãi.

  • Lợi tức là gì? Tỷ suất lợi tức là gì ?

    Để hiểu rõ nguồn gốc và bản chất của lợi tức, cần phải xem xét dòng lưu chuyển của đồng tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay và ngược lại.

  • Hãy phân tích các hình thức tín dụng cơ bản trong chủ nghĩa tư bản?

    Trong chủ nghĩa tư bản có hai hình thức tín dụng cơ bản là tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng. - Tín dụng thương nghiệp + Tín dụng thương nghiệp là hình thức tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh, mua bán chịu hàng hóa với nhau.

>> Xem thêm