Phân tích bản chất kinh tế của tiền công trong chủ nghĩa tư bản?


Trong xã hội tư bản, ngưòi công nhân làm việc chí nhà tư bản một thời gian nhất định, tạo ra số sản phẩm nhất định và được nhà tư bản trả cho một số tiền nhất định gọi là tiền công.

Trong xã hội tư bản, ngưòi công nhân làm việc chí nhà tư bản một thời gian nhất định, tạo ra số sản phẩm nhất định và được nhà tư bản trả cho một số tiền nhất định gọi là tiền công. Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động. Sự thật thì tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, vì lao động không phải là hàng hoá.

Sở dĩ như vậy là vì:

-     Nếu lao động là hàng hoá, thì nó phải có trước, phải được vật hoá trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hoá được là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ tự nến hành sản xuất ra sản phẩm và mang bán hàng hoá do mình sản xuất ra, chứ không bán "lao động".

-     Việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận sau đây:

Thứ nhất, nếu lao động là hàng hoá và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được lợi nhuận giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.

Thứ hai, còn nếu "hàng hoá lao dộng" được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị.

-  Nếu lao động là hàng hoá, thì hàng hoá đó cũng phải có giá trị. Nhưng lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, nhưng bản thân lao động thì không có giá trị. Người ta không thể dùng lao động để đo lao động. Vì thế, lao động không phải là hàng hoá, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động. Do đó, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động.

Vậy, bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động.

Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, đặc điểm của hàng hoá sức lao động là không bao giờ tách khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là sau khi lao động cho nhà tư bản, do đó nhìn bề ngoài chúng ta chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.

Loigiaihay.com

Thứ hai, đối với công nhân, toàn hộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân cũng tưỏng rằng mình bán lao động. Còn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra là để có lao dộng, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động.

Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm sản xuất ra, điều dó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.

Như vậy, tiền công đã che đậy mọi đấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư thành lao động được trả công và lao dộng không được trả công, do đó tiền công che đậy mất bản chất hóc lột của chủ nghĩa tư bản.


Bình chọn:
3.5 trên 15 phiếu
  • Hai hình thức cơ bản của tiền công?

    Có hai hình thức tiền công cơ bản: tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm. - Tiền công tính theo thời gian + Khái niệm: Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tuỳ theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.

  • Phân tích thực chất và động cơ của tích lũy tư bản?

    Tái sản xuất nói chung được hiểu là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục không ngừng. Căn cứ vào quy mô, có thể chia tái sản xuất thành hai loại: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

  • Phân tích bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện qua tích lũy tư bản?

    Việc nghiên cứu tích luỹ tư bản chủ nghĩa rút ra những kết luận vạch rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: - Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản.

  • Những nhân tố quyết định quy mô tích luỹ tư bản?

    - Quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa diễn ra liên tục, do đó quy mô tích lũy tư bản cũng không ngừng tăng lên. Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản phải được chia làm hai trường hợp

  • Phân tích hai khu vực của nền sản xuất xã hội?

    Xuất phát từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C. Mác coi hai mặt giá trị và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội là hai tiền đề lý luận quan trọng để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội.

>> Xem thêm