Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì?


- Để tạo ra giá trị hàng hoá phải bao gồm cả lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao dộng vật hoá), tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c); lao động hiện tại (lao động sống) tức là lao động tạo ra giá trị mới (v + m).

- Để tạo ra giá trị hàng hoá phải bao gồm cả lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao dộng vật hoá), tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c); lao động hiện tại (lao động sống) tức là lao động tạo ra giá trị mới (v + m).

Đứng trên quan điểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí này tạo ra giá trị hàng hoá. Ký hiệu giá trị hàng hoá là W, W = c + v + m. Về mặt lượng: chi phí thực tế = giá trị hàng hóa.

-     Đối với nhà tư bản, họ không phải bỏ ra chi phí lao động để sản xuất hàng hoá, cho nên họ không quan tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v).

Do đó, nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản, chứ không tính đến hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội. C. Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chu nghĩa, ký hiệu: (k), k = c + v.

Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hoá.

Khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì công thức giá trị hàng hoá W = c + v + m sẽ chuyển thành

W = k + m.

Như vậy, giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác nhau về cả mặt chất lẫn mặt lượng:

Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay giá trị hàng hoá:

(c + v) < (c + v + m)

Về mặt chất: chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hoá, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hoá.

Vì vậy, C. Mác chỉ rõ phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hoá, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị.

Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá trị hàng hoá: W = k + m, trong đó k = c + v. Nhìn vào công hức trên thì sự phân biệt giữa c và v đã biến mất, người thấy dường như k sinh ra m. Chính ở dây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản (k), lao động là thực thể, : nguồn gốc của giá trị thì bị biến mất và khi đó không ít người lầm tưởng hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.1 trên 9 phiếu
  • Phân tích hậu quả của khủng hoảng kinh tế?

    Khủng hoảng kinh tế nổ ra làm cho năng lực sản xuất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị phá hoại dữ dội; hàng lọat xí nghiệp bị đóng cửa, quy mô sản xuất bị thu hẹp, nhiều ngân hàng không hoạt động, thị trường chứng khoán bị rối loạn, giá cổ phiếu hạ thấp.

  • Phân tích hai khu vực của nền sản xuất xã hội?

    Xuất phát từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C. Mác coi hai mặt giá trị và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội là hai tiền đề lý luận quan trọng để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội.

  • Những nhân tố quyết định quy mô tích luỹ tư bản?

    - Quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa diễn ra liên tục, do đó quy mô tích lũy tư bản cũng không ngừng tăng lên. Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản phải được chia làm hai trường hợp

  • Phân tích bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện qua tích lũy tư bản?

    Việc nghiên cứu tích luỹ tư bản chủ nghĩa rút ra những kết luận vạch rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: - Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản.

  • Phân tích thực chất và động cơ của tích lũy tư bản?

    Tái sản xuất nói chung được hiểu là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục không ngừng. Căn cứ vào quy mô, có thể chia tái sản xuất thành hai loại: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

>> Xem thêm