Ngân hàng là gì? Phân tích lợi nhuận ngân hàng?


- Ngân hàng + Ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản là xí nghiệp kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay. + Nguồn gốc ra đời ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản: * Từ những tư bản thương nhân kinh doanh tiền tệ thời trung cổ.

- Ngân hàng

+ Ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản là xí nghiệp kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay.

+ Nguồn gốc ra đời ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản:

* Từ những tư bản thương nhân kinh doanh tiền tệ thời trung cổ.

* Từ những hội tín dụng do tư bản công, thương nghiệp lập nên. Tư bản công, thương nghiệp không thể vay nặng lãi đã hợp tác với nhau để lập nên các hội tín dụng, ban đầu là nhận tiền gửi và thanh toán chuyển khoản không dùng tiền mặt và sau đó cho vay,kinh doanh tín dụng, trở thành những ngân hàng thực sự.

+ Khối Lượng tiền tệ mà ngân hàng có được để cho vay có nguồn gốc từ:

* Tư bản tiền tệ tự có của ngân hàng.

* Tư bản tiền tệ tự có của các nhà tư bản công, thương nghiệp chưa dùng đến như: quỹ khấu hao, quỹ tích lũy, quỹ dự phòng...

* Tư bản tiền tệ của các nhà tư bản thực lợi sống bằng lợi tức.

* Những khoản tiền tiết kiệm, dành dụm, những thu nhập tạm thời chưa sử dụng của các tầng lớp dân cư.

* Một phần ngân sách nhà nưốc tạm ihời chưa sử dụng đến.

 

 

+ Ngân hàng có hai nghiệp vụ: nhận gửi và cho vay.

Nghiệp vụ nhận gửi thu hút tiền vào quỹ; tạo nên nguồn vốn cho vay chủ yếu của ngân hàng. Tiên gửi có hai loại: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Trong nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền.

Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng được thực hiện bằng nhiều cách: chiết khấu kỳ phiếu thương nghiệp, cho vay có bả0 đảm hay không bảo đảm. Ngân hàng có thể cho vay dưới các hình thức: cho vay bằng tiền mặt, phát hành séc ngân hàng, mở tài khoản cho vay, phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Trong hoạt động cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người đi vay, về nguyên tắc lợi tức cho vay phải cao hơn lợi tức nhận gửi.

+ Ngoài nghiệp vụ trung gian tín dụng, ngân hàng còn có các hoạt động kinh doanh khác như: chuyển tiền, nghiệp vụ thu - chi hộ, nghiệp vụ ủy thác, nghiệp vụ mua bán hộ để thu hoa hồng. Đặc biệt, ngân hàng hiện đại còn có một hoạt động rất quan trọng, đó là nghiệp vụ chứng khoản, mua - bán các chứng khoán hay kinh doanh trên thị trường chứng khoán.

+ Hệ thống tổ chức của ngân hàng: hiện nay tại hầu hết các nước, hệ thống tổ chức của ngân hàng được phân ra thành hai cấp: các ngân hàng thương mại làm chức năng kinh doanh tiền tệ và ngân hàng trung ương đóng vai trò ngân hàng của các ngân hàng.

-   Lợi nhuận ngân hàng

+ Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng.

+ Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng là tỷ lệ phần trăn giữa lợi nhuận ngân hàng thu được trong một năm với tư bản tự có của ngân hàng. Trong cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng với tỷ suất lợi nhuận bình quân.

+ Nhờ có ngân hàng mà các nhà tư bản có điều kiện mở rộng sản xuất nhanh chóng hơn, có điều kiện tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác dễ dàng hơn, giảm dược chi phí lưu thông, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, đẩy nhanh tốc độ quay vòng của đồng tiền.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.2 trên 5 phiếu
  • Phân tích bản chất kinh tế của tiền công trong chủ nghĩa tư bản?

    Trong xã hội tư bản, ngưòi công nhân làm việc chí nhà tư bản một thời gian nhất định, tạo ra số sản phẩm nhất định và được nhà tư bản trả cho một số tiền nhất định gọi là tiền công.

  • Hai hình thức cơ bản của tiền công?

    Có hai hình thức tiền công cơ bản: tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm. - Tiền công tính theo thời gian + Khái niệm: Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tuỳ theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.

  • Phân tích thực chất và động cơ của tích lũy tư bản?

    Tái sản xuất nói chung được hiểu là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục không ngừng. Căn cứ vào quy mô, có thể chia tái sản xuất thành hai loại: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

  • Phân tích bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện qua tích lũy tư bản?

    Việc nghiên cứu tích luỹ tư bản chủ nghĩa rút ra những kết luận vạch rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: - Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản.

  • Những nhân tố quyết định quy mô tích luỹ tư bản?

    - Quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa diễn ra liên tục, do đó quy mô tích lũy tư bản cũng không ngừng tăng lên. Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản phải được chia làm hai trường hợp

>> Xem thêm