Nguồn gốc, bản chất và sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp?


- Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp + Việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn để khác nhau.

-    Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp

+ Việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn để khác nhau. Lĩnh vực lưu thông cũng như hoạt động của các nhà tư bản thương nghiệp đúng là không tạo ra được giá trị thặng dư, nhưng do vị trí, tầm quan trọng của lưu thông đối với sự phát triển của sản xuất và tái sản xuất nên các nhà tư bản thương nghiệp vẫn được tham gia vào việc phân chia giá trị thặng dư cùng với các nhà tư bản công nghiệp và phần giá trị thặng dư mà các nhà tư bản thương nghiệp được chia chính là lợi nhuận thương nghiệp.

+ Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp, để nhà tư bản thương nghiệp tiêu thụ hàng cho mình.

+ Tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư? Điều đó được giải thích như sau:

*    Tư bản thương nghiệp hoạt, động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một khâu, một giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó. Vì vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nó một phần lợi nhuận.

*    Tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng quy mô tái sản xuất.

*    Tư bản thương nghiệp góp phần mỏ rộng thị trường, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.

*    Do tư bản thương nghiệp đảm nhận khâu lưu thông, nên tư bản công nghiệp có thể rảnh tay trong lưu thông và chỉ tập trung đẩy mạnh sản xuất. Vì vậy, tư bản của nó chu chuyển nhanh hơn, năng suất lao động cao hơn và nhờ đó lợi nhuận cũng tăng lên.

*    Tư bản thương nghiệp tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, nhưng góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, do đó làm cho tỷ suất lợi nhuận chung của xã hội cũng tăng lên, góp phần tích lũy cho tư bản công nghiệp.

-    Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp

+ Trên thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp thu lợi nhuận thương nghiệp từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thường nghiệp bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó mà là: nhà tư bản thương nghiệp mua hàng của nhà tư bản công nghiệp với giá thấp hơn giá trị (khi chấp nhận bán hàng với giá thấp hơn giá trị cho nhà tư bản thương nghiệp có nghĩa là nhà tư bản công nghiệp đã chấp nhận “nhượng” một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp), sau đó, nhà tư bản thương nghiệp lại bán hàng cho người tiêu dùng với giá đúng giá trị của nó.

+ Để làm rõ quá trình phân chia giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và nhà tư bản thương nghiệp, ta xét ví dụ sau đây (giả định trong ví dụ này không xét đến chi phí lưu thông):

Một nhà tư bản công nghiệp có một lượng tư bản ứng trước là 900, trong đó phân chia thành 720c + 180v. Giả định m’ = 100% thì giá trị hàng hóa sẽ là:

720c + 180v + 180m = 1.080

Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp là:

Nhưng khi nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh thì công thức trên đây sẽ thay đổi. Giả sử nhà tư bản thương nghiệp ứng ra 100 tư bản để kinh doanh. Như vậy, tổng tư bản ứng ra của cả hai nhà tư bản công nghiệp và thương nghiệp sẽ là: 900 + 100 = 1.000, và tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ là:

 

Theo tỷ suất lợi nhuận chung này, nhà tư bản công nghiệp chỉ thu được số lợi nhuận bằng 18% của số tư bản ứng ra (tức là 18% của 900, bằng 162) và nhà tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp theo giá: 900 + 162= 1.062.

Còn nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng cho người tiêu dùng theo giá bàng giá trị hàng hóa, tức là 1.080.

Chênh lệch giữa giá bán và giá mua của nhà tư bản thương nghiệp chính là lợi nhuận thương nghiệp. Trong ví dụ này lợi nhuận thương nghiệp sẽ là:

Pthương nghiệp = 1.080 - 1.062= 18

Khoản lợi nhuận thường nghiệp 18 này cũng tương ứng với tỷ suất 18% của tư bản thương nghiệp ứng trước.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.2 trên 13 phiếu
  • Tư bản cho vay được hình thành như thế nào trong chủ nghĩa tư bản?

    - Tư bản cho vay đã xuất hiện từ rất lâu, sớm hơn cả tư bản công nghiệp, đó là tư bản cho vay nặng lãi. - Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản hoàn toàn khác tư bản cho vay nặng lãi.

  • Lợi tức là gì? Tỷ suất lợi tức là gì ?

    Để hiểu rõ nguồn gốc và bản chất của lợi tức, cần phải xem xét dòng lưu chuyển của đồng tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay và ngược lại.

  • Hãy phân tích các hình thức tín dụng cơ bản trong chủ nghĩa tư bản?

    Trong chủ nghĩa tư bản có hai hình thức tín dụng cơ bản là tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng. - Tín dụng thương nghiệp + Tín dụng thương nghiệp là hình thức tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh, mua bán chịu hàng hóa với nhau.

  • Ngân hàng là gì? Phân tích lợi nhuận ngân hàng?

    - Ngân hàng + Ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản là xí nghiệp kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay. + Nguồn gốc ra đời ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản: * Từ những tư bản thương nhân kinh doanh tiền tệ thời trung cổ.

  • Phân tích bản chất kinh tế của tiền công trong chủ nghĩa tư bản?

    Trong xã hội tư bản, ngưòi công nhân làm việc chí nhà tư bản một thời gian nhất định, tạo ra số sản phẩm nhất định và được nhà tư bản trả cho một số tiền nhất định gọi là tiền công.

>> Xem thêm