Bản chất kinh tế của tiền công


Biểu hiện bề ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành một số công việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công nhân một số tiền nhất định đó là tiền công.

Biểu hiện bề ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành một số công việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công nhân một số tiền nhất định đó là tiền công. Hiện tựơng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động. Sự thật thì tiền công không phải là giá trị hay giá cả lao động, vì lao động không phải là hàng hóa. Sở dĩ như vậy là vì:

- Nếu tạo động là hàng hỏa, thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hóa được là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất ra, chứ không bán "lao động".

- Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận sau đây:

Thứ nhất, nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.

Thứ hai, còn nếu "hàng hóa lao động" được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị.

-   Nếu lao động là hàng hóa, thì hàng hóa đó cũng phải có giá trị. Nhưng lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, bản thân lao động thì không có giá trị. Vì thế, lao động không phải là hàng hóa, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động. Do đó, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động.

Vậy, bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động.

Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do những thực tế sau đây:

Thứ nhất, đặc điểm của hàng hóa sức lao động là không bao giờ tách khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.

Thứ hai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động.

Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.

Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 4 phiếu
  • Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản

    Tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm. Tiền công, tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhản (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.

  • Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

    Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử đụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế.

  • Nguồn gốc ra đời và vai trò của tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản?

    - Nguồn gốc ra đời + Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa (H’), chờ để được chuyển hóa thành tư bản tiền tệ (T’).

  • Nguồn gốc, bản chất và sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp?

    - Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp + Việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn để khác nhau.

  • Tư bản cho vay được hình thành như thế nào trong chủ nghĩa tư bản?

    - Tư bản cho vay đã xuất hiện từ rất lâu, sớm hơn cả tư bản công nghiệp, đó là tư bản cho vay nặng lãi. - Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản hoàn toàn khác tư bản cho vay nặng lãi.

>> Xem thêm