Chủ nghĩa đa nguyên và chủ nghĩa tương đối tuyệt đối>
Các nhà triết học tư sản hiện đại coi chủ nghĩa nhất nguyên là lỗi thời, là chỉ phù hợp với khoa học của thế kỷ XIX, còn chủ nghĩa đa nguyên là thành tựu tư tưởng của thế kỷ XX.
Các nhà triết học tư sản hiện đại coi chủ nghĩa nhất nguyên là lỗi thời, là chỉ phù hợp với khoa học của thế kỷ XIX, còn chủ nghĩa đa nguyên là thành tựu tư tưởng của thế kỷ XX.
Từ thời cổ đại, người ta đã bắt gặp chủ nghĩa đa nguyên ở các nhà ngụy biện chống lại chủ nghĩa nhất nguyên của Pácmênít. Nhưng phải đợi đến triết học tư sản hiện đại thì chủ nghĩa đa nguyên mới trở thành một xu hướng bao trùm và cơ bản.
Chủ nghĩa đa nguyên không chỉ chống lại chủ nghĩa nhất nguyên duy vật mà chống cả chủ nghĩa nhất nguyên duy tâm của nhiều nhà triết học ở thế kỷ trước, chẳng hạn Laibnítxơ (Leibnifcz) đưa ra học thuyết về đơn tử theo quan điểm của chủ nghĩa đa nguyên: đơn tử tối cao và đơn tử cấp thấp. Chủ nghĩa đa nguyên hiện đại tự đặt mình đứng trên chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bằng cách tránh né giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
Thực chất của chủ nghĩa đa nguyên hiện đại là chủ nghĩa kinh nghiệm. Nó trách cứ chủ nghĩa nhất nguyên là có tính chất hệ thống trừu tượng, chỉ thu mình ở việc xem xét, cái bản thể, chỉ giam mình ở chủ nghĩa bản chết. Nó miêu tả thế giới một cách triết trung như là nhiều quá trình không đồng nhất tách ra khỏi nhau, và về nguyên tắc, không quy vào một cơ sở chung duy nhất.
Cũng như bất cứ nhà thực chứng nào khác, K.Pốppơ hạn chế nhận thức khoa học trong phạm vi kinh nghiệm, ông ra sức xác lập khả năng chứng thực những mệnh để kinh nghiệm bằng cách quy chúng thành "những mệnh đề cơ sở" sơ đẳng, có thể coi là không thể phân tách được, chỉ ghi lại những sự việc mà không cần có một sự giải thích nào.
Sự việc ở đây bị coi là trạng thái nhất định của ý thức, là kinh nghiệm. Như vậy là có bao nhiêu kinh nghiệm của cá nhân là có bấy nhiêu đa nguyên trong việc miêu tả thế giới.
Huxéclơ nêu ra nguyên tắc của hiện tượng học là : "Ý thức là ý thức về một cái gì", "Cái gì" đó chính lại là bản thân ý thức đó. Trong mối quan hệ giữa con người và sự vật, vấn đề đặt ra, theo hiện tượng học, không phải là việc truy tìm bản chất của sự vật (vấn‘đề đó đã "đặt vào trong ngoặc") mà là những dữ kiện của sự kiện tỏ hiện ra trong sự liên hệ đó. Huxéclơ gọi ý thức đó là "ý thức thuần túy", là "cái tôi chủ thể". Hiện tượng học lại gọi những cơ cấu của tinh thần, của ý thức trực giác đó là bản chất. Nhưng bản chất ở đây không phải là tất yếu, phổ biến, mà là cái "Tôi thuần túy”. Có bao nhiêu cách "nắm được mình" là có bấy nhiêu sự đa nguyên về bản chất nảy sinh trong vô số trường hợp riêng biệt.
Chủ nghĩa đa nguyên trong triết học đã là cơ sở lý luận cho chủ nghĩa đa nguyên trong chiến tranh, trong đạo đức học và có trong những học thuyết của tôn giáo.
Chủ nghĩa đa nguyên gắn liền với chủ nghĩa tương đối. Không còn những tổng hợp triết học để khẳng định một chân lý lớn để bảo vệ cho nên mỗi trường phái triết học ngày nay tự nhận là một con đường riêng đi tìm chân lý.
Các nhà triết học trước Mác, kể cả các nhà duy tâm biện chứng, đã đối lập triết học với tri thức không triết học, tức đối lập chân lý triết học với chân lý không triết học bị coi là không đầy đủ, không hoàn thiện. Sự đối lập đó đã dẫn tới một luận thuyết cho rằng có những chân lý bậc cao, chân lý triết học tuyệt đối, vĩnh hằng, tối chung. Như vậy là chân lý triết học khác với chân lý mà nội dung chỉ quy về những dữ kiện kinh nghiệm.
Triết học tư sản hiện đại, đặc biệt là chủ nghĩa thực chứng, một khi đã từ bỏ triết học thì củng từ bỏ chân lý triết học đó. Nó giành chân lý cho khoa học thực chứng. Mỗi khoa học có chân lý của mình. Trái với những triết học cổ điển, chủ nghĩa thực chứng lại cho rằng, những chân lý do những dữ kiện cảm tính đưa lại là đáng tin cậy, vì nó có thể chứng thực được. Đã không có chân lý triết học tuyệt đối thì tất cả các chân lý còn lại chỉ là tương đối.
Quả thực, tính tương đối của chân lý ở chủ nghĩa thực chứng trở thành một đòi hòi thiết yếu, bởi vì chân lý sai lầm hòa vào nhau trong khoa học, khoa học chỉ là "xấp xỉ gần đúng", cho nên phải được "loại trừ sai", "sửa sai", thậm chí động lực của khoa học không phải là sự tiếp cận chân lý mà lại là sự sửa sai, sự điều chỉnh.
Hiện tượng học của Huxéclơ lý giải về chân lý theo lập trường của chủ nghĩa duy tâm tâm lý và nhân học cho rằng chân lý được quy về những xúc động của ý thức. Chân lý đã không phải là một hiện tựơng của sự nhận thức, cho nên nó nằm trong vương quốc không thời gian, không bị quy định về thời gian. Tính tương đối của nó là vô tận, nó bỗng chốc hiện ra từ "trực giác bản thể".
"Sự bất đồng về tư tưởng" dưới màu sắc của chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa tương đối là con đường duy nhất cho phép các trường phái triết học phương Tây duy trì ảnh hưởng của mình. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, khi sự phân hóa xã hội diễn ra sâu sắc, những quyền lợi giữa các nhóm, các tầng lớp xã hội xung đột gay gắt, thì triết học chỉ có thể sống được bằng cách phân ra thành nhiều dòng, nhiều chi nhánh thích ứng với những quyền lợi, tâm trạng, thị hiếu khác nhau. Chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa tương đối tạo ra nhiều màu sắc khác nhau về chân lý cũng tạo nên một hoài vọng về tự do tinh thần mà chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị từ lâu một miếng đất thuận tiện: đó là khái niệm về "con người biệt lập" ra đời ở chính thời đại, như Mác nói, khi những quan hệ xã hội (tư bản chủ nghĩa) phát triển nhất.
Loigiaihay.com