Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.>
Thử hỏi, trong cuộc đời này có ai không muốn thành công, thành đạt, dù ít, dù nhiều. Nhưng con đường dẫn đến vinh quang, đến thành công không chỉ đi qua những cánh đồng hoa hồng thơm ngan ngát
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Thử hỏi, trong cuộc đời này có ai không muốn thành công, thành đạt, dù ít, dù nhiều. Nhưng con đường dẫn đến vinh quang, đến thành công không chỉ đi qua những cánh đồng hoa hồng thơm ngan ngát. Con đường ấy có khi quanh co, có khi qua rừng già, suối sâu… Có nghĩa là đường đến vinh quang không phải là con đường dễ. Bởi vậy, mỗi khi đi trên con đường ấy lòng ta sẽ chẳng thể nào quên được lời nhắc nhở ân cần mà chứa chan tin yêu và hi vọng của ông cha:
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Thực tế cuộc sống và gương danh nhân là những bằng chứng rất xác thực cho lời dạy trên.
Chúng ta chắc đã từng xem bác thợ rèn rèn dao, rèn búa. Nay ta thử tưởng tượng thanh sắt to, là kim loại rắn mà ta phải cố công mài từ ngày này sang ngày khác để thanh sắt to trở thành một cây kim bé nhỏ… Đó là một thời gian dài với biết bao công sức khó nhọc, đòi hỏi sự kiên trì liên tục, sự cố gắng không ngừng. Từ chuyện mài nên một cây kim bé nhỏ, câu tục ngữ mở ra cho chúng ta biết bao điều suy nghĩ về sự kiên trì ở đời.
Ta không thể quên một người rất nghèo, đi ở chăn trâu cho phú ông. Phú ông nuôi riêng thầy dạy học cho các con mình. Người chăn trâu ấy nhìn mà thèm cái chữ nghĩa nhưng chỉ dám học vụng, học trộm mà thôi. Đó chính là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam, sống vào đời vua Trần Thái Tông, khoảng thế kỉ XIII. Ông đã kiên nhẫn, chịu khó học tập không lúc nào ngừng nghỉ: học trên lưng trâu, học bên cối xay lúa trong lúc giã gạo cho chủ... Hiền thường nói với mẹ: “Mặt đất dưới chân con là giấy, cành cây trên đầu là bút của con!”. Nhờ chăm chỉ, kiên trì học tập, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên ngay lúc còn là một chủ bé tóc để trái đào.
Rồi ông trạng “Văn hay chữ tốt” Cao Bá Quát từng là một người “gieo vạ” cho dân khi ông được nhờ viết đơn gửi quan mà chữ không đọc nổi. Kiên trì rèn luyện, từ chỗ không ai đọc nổi chữ ông viết, ông đã trở thành người nối tiếp đời đời về tấm gương khổ luyện thành tài.
Sau mỗi mùa thi, bạn có thấy những cái tên, những con người được nhắc đến với lòng ngưỡng mộ khi họ trở thành thủ khoa sau mười hai năm miệt mài đèn sách không? Mỗi tuần, bạn có thấy một người bước lên bục vinh quang nhận vòng nguyệt quế trong chương trình Đường lên đỉnh Olimpia không? Rồi những kì thi quốc tế các môn khoa học tự nhiên, Robocom châu Á... học sinh Việt Nam được vinh danh, được nhắc đến không phải chỉ một lần. Những con người ấy đã gặp nhau trên đỉnh cao vinh quang và đã cùng đi trên những con đường đầy chông gai, thử thách, những con đường rất dài. Đấy chẳng phải họ đã mài sắt để nên kim sao?
Bên cạnh những tấm gương học tập xuất sắc ấy, còn có tấm gương lao động của Lương Định Của kiên trì trong việc nghiên cứu, tìm tòi để lai tạo một giống lúa mới có năng suất cao, kháng sâu rầy mạnh. Ông phải làm việc rất khó nhọc, từ sáng sớm, ông đã ra ruộng lội bì bõm khi để quan sát, thử nghiệm đến chiều tối mới về. Ông theo dõi công việc ấy liên tục ba vụ mới hoàn thành một đợt. Hết đợt này đến đợt khác. Công sức của nhà tiến sĩ nông học ấy đã đem lại no ấm cho người đời bằng sự kiên trì không mệt mỏi của ông.
Trên thế giới, ai lại không biết hai nhà bác học người Pháp Pierre Curie và Marie Curie. Để khám phá ra nguyên tố phóng xạ ra-đi-um, hai ông bà đã lao động vất vả bốn năm trời, sàng lọc đến tám tấn quặng mới thu được một phần mười gam chất phóng xạ. Quả là một công việc mài sắt nên kim vĩ đại vậy!
Trước bao tấm gương kim cổ ngời sáng ấy, ngày nay chúng ta còn trong tuổi học trò, càng nên rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại, coi lời dạy trên như kim chỉ nam trong ý chí và hành động. Có như vậy, ta mới có thể vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công những ước mơ của tuổi trẻ. Có kiên nhẫn học tập, lao động và rèn luyện đạo đức từ lúc ấu thơ thì khi lớn lên, chúng ta mới trở thành người có đủ nghị lực và ý chí vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc đời, để trở thành người công dân tốt của xã hội.
Tóm lại Có công mài sắt, có ngày nên kim quả là một kinh nghiệm có giá trị, một bài học quý báu cho chúng ta. Có kiên trì và nhẫn nại thì mài sắt mới nên kim. Chúng ta hãy quyết tâm trong học tập và rèn luyện vì người xưa cũng từng nói nước chảy đá mòn hoặc chân cứng đá mềm.
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
- Phân tích câu tục ngữ mà em yêu thích trong văn bản “Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết”.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân về đuối nước
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân về đuối nước
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai