Nêu cảm nhận của em sau khi đọc văn bản Ông Một của Vũ Hùng>
Văn bản Ông Một scho ta thấy rằng con người và động vật cũng có mối quan hệ thân thiết và hỗ trợ lẫn nhau
Dàn ý
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật.
- Đánh giá khái quát về nhân vật Ông Một
2. Thân đoạn:
- Tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng:
- Con voi trở nên “ủ rũ” từ ngày rời căn cứ vì: con voi nhớ căn cứ, nhớ ông Đề đốc.
- Nó vẫn làm việc chăm chỉ rồi “buồn thiu”.
- Khi con voi về làng, không thấy người quản tượng (vì ông đã mất):
+ Dân làng mang mía cho ăn nhưng nó không ăn mà cứ “lồng chạy”.
+ Nó “rống gọi”, nó “buồn bã”, “rền rĩ bỏ đi”…
→ Con voi rất trung thành, sống tình nghĩa. Qua đó, thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa thế giới tự nhiên và con người.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật.
- Đánh giá tài năng, tấm lòng của tác giả.
Bài mẫu 1
Văn bản Ông Một cho ta thấy rằng con người và động vật cũng có mối quan hệ thân thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Con Voi có tình cảm rất sâu nặng với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Nó xem họ như người thân, luôn yêu thương và nhớ về họ. Người quản tượng chăm sóc vỗ về con voi như anh em một nhà. Không chỉ quản tượng mà cả dân làng cũng coi con voi như người nhà của họ. Họ quan tâm quý mến và luôn háo hức mỗi khi voi về thăm. Cúng chính vì thế mà chúng ta hiểu rằng con người và thế giới tự nhiên không ai hơn ai cả. Qua văn bản Ông Một em đã cảm nhận được không chỉ con người mới thân thiết với nhau mà đối với động vật chúng ta cũng có những tình cảm không thể chia rẽ được. Chính vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn thế giới tự nhiên ngày càng tươi đẹp hơn.
Bài mẫu 2
Thiên nhiên với con người luôn có những mối quan hệ gắn bó với nhau nhất định. Con người cần có thiên nhiên để có thể tồn tại và phát triển còn thiên nhiên như người mẹ hiền lành mà chăm sóc cho những đứa con loài người của mình. Đặc biệt mối quan hệ giữa con người và động vật cũng là một sự ưu ái mà thiên nhiên dành cho con người. Có rất nhiều người đã lạm dụng thiên nhiên mà không tôn trọng động vật dẫn đến hành động săn bắn, giết hại động vật. Thế nhưng câu chuyện về tình cảm giữa con người và động vật cũng được vô số nhà văn, nhà thơ ghi lại hết sức cảm động, đặc biệt phải nhắc đến nhà văn Vũ Hùng với đoạn trích “Ông Một” trong chương trình trung học cơ sở.
Đoạn trích trong “Ông Một” nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị giặc vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông đã tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng. Câu chuyện về con voi và người quản tượng là một câu chuyện tình cảm hết sức cảm động. Đó chính là sự thấy hiểu, sự quan tâm mà người quản tượng dành cho con voi cũng là tình cảm mà con voi dành cho người quản tượng như người thân ruột thịt của mình. Có lẽ giữ người quản tượng và chú voi đã xóa nhòa đi ranh giới chủ tớ mà họ đối với nhau như những người thân trong nhà. Con voi được dân làng thân thương gọi cho cái tên Ông Một và đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, một người thân của ông. Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu nhưng hễ cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quả tượng. Cứ như vậy được mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi, rên rỉ mãi mà không thấy người quản tượng đi ra. Con voi như một gười thể hiện niềm chua xót của mình khi mất người thân nó chạy quanh làng để tìm ông rồi những tiếng rên rỉ nghe buồn não lòng. Cứ như vậy cách vài năm voi lại quay về thăm làng một lần. Đối với người quả tượng voi như người thân trong gia đình của ông thì đối với voi có lẽ người quả tượng không còn là chủ nữa mà là người thân ruột thịt của mình. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương tha thiết và sự thấu hiểu vậy nên trong lòng người quản tượng hay chú voi thì họ chính là ruột thịt của nhau.
Qua đoạn trích “Ông Một”, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống
Bài mẫu 3
Ông Một là tác phẩm được viết bởi nhà văn Vũ Hùng. Đây là một tác phẩm hay viết về chủ đề thiên nhiên và con người gợi lên nhiều suy ngẫm trong lòng người đọc. Nhân vật chính trong tác phẩm là một chú voi tên ông Một. Tuy chỉ là con vật nhưng hình ảnh ông Một của Vũ Hùng đã để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi sự tốt bụng của chú voi đối với người dân cũng như tình cảm sâu sắc dành cho người quản tượng. Thông qua tác phẩm, ta thấy được con người và tự nhiên luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Chính vì vậy, biết gìn giữ và bảo vệ tự nhiên là điều mà chúng ta nên hướng tới để có một tương lai tốt đẹp hơn.
Bài mẫu 4
Nhà văn Vũ Hùng từng là cựu học sinh tại trường Chu Văn An và Đại học Bách khoa Hà Nội, năm 1950 ông nhập ngũ, phụ trách Đài trưởng Đài Vô tuyến điện của Trung đoàn. Với phong cách sáng tác: các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, quãng thời gian quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn. Trong đó có lẽ để lại ấn tượng với tôi nhất là đoạn trích “Ông Một”.
Đoạn trích được trích từ Phía Tây Trường Sơn, in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Vũ Hùng, tập truyện gồm bốn truyện: Sao sao, Các bạn của Đam Đam, Phía Tây Trường Sơn, Ngày hè. Phía Tây Trường Sơn kể về chuyến đi của ba chiến sĩ trẻ ở Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam đến vùng Nam Lào vào năm 1947. Thời điểm đó, bộ đội Lào tặng cho bộ đội Việt Nam ba con voi để vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên dãy Trường Sơn.
Tác phẩm Phía Tây Trường Sơn: Ba chiến sĩ Hưng, Sơn, Đức được giao nhiệm vụ vượt dãy Trường Sơn, đến bản Bun Mi, làng Vông Xay để học làm quản tượng rồi dong voi về. Trong chuyến đi kéo dài hơn một năm, họ được khám phá thế giới tự nhiên, học hỏi được nhiều điều mới lạ và thú vị về loài voi, những con vật thông minh, dũng cảm, trung thnafh và rất tình nghĩa với con người. Đồng thời, họ được trải nghiệm những phong tục tập quán, văn hóa của “đất nước” triệu voi như tục phóng sinh, ăn Tết, té nước, lễ chào đón một em bé ra đời, cách săn voi,... Chuyến đi đã để lại cho họ nhiều bài học về cách sống hài hòa với thiên nhiên, về thái độ trân trọng sự sống của muôn loài.
Đoạn trích trong “Ông Một” nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị giặc vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông đã tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng.
Con voi được dân làng thân thương gọi cho cái tên Ông Một và đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, một người thân của ông. Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu nhưng hễ cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quả tượng.
Cứ như vậy được mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi, rên rỉ mãi mà không thấy người quản tượng đi ra. Con voi như một gười thể hiện niềm chua xót của mình khi mất người thân nó chạy quanh làng để tìm ông rồi những tiếng rên rỉ nghe buồn não lòng. Cứ như vậy cách vài năm voi lại quay về thăm làng một lần.
Đối với người quả tượng voi như người thân trong gia đình của ông thì đối với voi có lẽ người quả tượng không còn là chủ nữa mà là người thân ruột thịt của mình. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương tha thiết và sự thấu hiểu vậy nên trong lòng người quản tượng hay chú voi thì họ chính là ruột thịt của nhau.
Qua đoạn trích “Ông Một”, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống.
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Con chim chiền chiện của Huy Cận
- Phân tích bài thơ Con chim chiền chiện (Huy Cận)
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Sang thu
- Nêu cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
- Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân về đuối nước
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- Phân tích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em yêu thích.
- Phân tích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân về đuối nước
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai