Lý thuyết đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á Địa lí 8>
Lý thuyết đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á Địa lí 8 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
1. Đặc điểm dân cư
- Là khu vực đông dân: 678,7 triệu người (24/1/2022 - Số liệu từ Liên Hợp Quốc).
- Gia tăng dân số khá nhanh (cao hơn mức trung bình châu Á và thế giới).
- Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.
=> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.
- Nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống.
+ Quốc gia có dân sô đông nhất, diện tích lớn là In-đô-nê-xi-a.
+ Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Đông Nam Á là Xin-ga-po.
2. Đặc điểm xã hội
- Các vịnh biển ăn sâu vào đất liền thuận lợi cho các luồng di dân, nằm trên đường di lưu, di cư của các dòng người cổ trong quá khứ.
- Các nước có nhiều nét tương đồng:
+ Trong sinh hoạt, sản xuất: trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm lương thực chính....
+ Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc: đều là các nước bị thuộc địa, bị chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ II.
- Đa dạng trong văn hóa từng dân tộc: về tôn giáo và các tín ngưỡng địa phương.
=> Tất cả các nét tương đồng là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển trong khu vực Đông Nam Á.
- Qua số liệu bảng 15.1, so sánh số dân, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số hằng năm của khu vực Đông Nam Á so với châu Á và thế giới.
- Dựa vào hình 15.1 và bảng 15.2, hãy cho biết: Đông Nam Á có bao nhiêu nước? Kể tên các nước và thủ đô từng nước. So sánh diện tích, dân số của nước ta với các nước trong khu vực.
- Quan sát hình 6.1, nhận xét sự phân bố dân cư các nước Đông Nam Á
- Vì sao lại có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân các nước Đông Nam Á?
- Bài 1 trang 53 SGK Địa lí 8
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục