Giải mục IV trang 50, 51 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều>
Cho đa thức a) Thu gọn đa thức P(x). b) Tìm số mũ cao nhất của x trong dạng thu gọn của P(x).
IV. Bậc của đa thức một biến
HĐ 6
Cho đa thức \(P(x) = 9{x^4} + 8{x^3} - 6{x^2} + x - 1 - 9{x^4}\).
a) Thu gọn đa thức P(x).
b) Tìm số mũ cao nhất của x trong dạng thu gọn của P(x).
Phương pháp giải:
a) Ta thực hiện phép cộng các đơn thức có cùng số mũ của biến x sao cho trong đa thức P(x) không còn hai đơn thức nào có cùng số mũ của biến x.
b) So sánh số mũ của x trong các đơn thức của P(x) để đưa ra số mũ cao nhất.
Lời giải chi tiết:
a) \(P(x) = 9{x^4} + 8{x^3} - 6{x^2} + x - 1 - 9{x^4} = (9{x^4} - 9{x^4}) + 8{x^3} - 6{x^2} + x - 1 = 8{x^3} - 6{x^2} + x - 1\).
b) Số mũ cao nhất của x trong dạng thu gọn của P(x) là 3.
LT - VD 5
Cho đa thức
\(R(x) = - 1975{x^3} + 1945{x^4} + 2021{x^5} - 4,5\).
a) Sắp xếp đa thức R(x) theo số mũ giảm dần của biến.
b) Tìm bậc của đa thức R(x).
c) Tìm hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức R(x).
Phương pháp giải:
a) Sắp xếp đa thức (một biến) theo số mũ giảm dần của biến là sắp xếp các đơn thức trong dạng thu gọn của đa thức đó theo số mũ giảm dần của biến.
b) Bậc của đa thức là số mũ cao nhất của đa thức.
c) Hệ số cao nhất của đa thức là số đi cùng với biến có số mũ cao nhất. Hệ số tự do là số không đi cùng với biến (hay mũ của biến bằng 0).
Lời giải chi tiết:
a) \(R(x) = - 1975{x^3} + 1945{x^4} + 2021{x^5} - 4,5 = 2021{x^5} + 1945{x^4} - 1975{x^3} - 4,5\).
b) Bậc của đa thức R(x) là bậc 5 vì số mũ cao nhất của x trong đa thức là 5.
c) Đa thức R(x) có hệ số cao nhất là 2021 và hệ số tự do là – 4,5.
- Giải mục V trang 51, 52 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài 1 trang 52 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài 2 trang 52 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài 3 trang 52 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài 4 trang 53 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều