Giải mục II trang 48, 49 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều>
Cho hai đơn thức của cùng biến x là a) So sánh số mũ của biến x trong hai đơn thức trên. b) Thực hiện phép cộng
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
II. Cộng, trừ đơn thức có cùng số mũ của biến.
HĐ 3
Cho hai đơn thức của cùng biến x là \(2{x^2}\)và \(3{x^2}\).
a) So sánh số mũ của biến x trong hai đơn thức trên.
b) Thực hiện phép cộng \(2{x^2} + 3{x^2}\).
c) So sánh kết quả của hai phép tính: \(2{x^2} + 3{x^2}\) và \((2 + 3){x^2}\).
Phương pháp giải:
a) Dựa vào số mũ của x trong hai đơn thức để so sánh.
b) Thực hiện phép cộng như bình thường. (Tách các số để cộng).
c) Thực hiện phép tính \((2 + 3){x^2}\) để so sánh kết quả của hai phép tính.
Lời giải chi tiết:
a) Ta thấy: số mũ của x trong hai đơn thức trên bằng nhau (đều bằng 2).
b) \(2{x^2} + 3{x^2} = {x^2} + {x^2} + {x^2} + {x^2} + {x^2} = 5{x^2}\) .
c) Ta có: \((2 + 3){x^2} = 5{x^2}\).
Vậy \(2{x^2} + 3{x^2}\) = \((2 + 3){x^2}\).
LT - VD 2
Thực hiện mỗi phép tính sau:
a) \({x^2} + \dfrac{1}{4}{x^2} - 5{x^2}\);
b) \({y^4} + 6{y^4} - \dfrac{2}{5}{y^4}\).
Phương pháp giải:
Để cộng (hay trừ) hai đơn thức có cùng số mũ của biến, ta cộng (hay trừ) hai hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
a) x là biến.
b) y là biến.
Lời giải chi tiết:
a) \({x^2} + \dfrac{1}{4}{x^2} - 5{x^2} = (1 + \dfrac{1}{4} - 5){x^2} = - \dfrac{{15}}{4}{x^2}\);
b) \({y^4} + 6{y^4} - \dfrac{2}{5}{y^4} = (1 + 6 - \dfrac{2}{5}){y^4} = \dfrac{{33}}{5}{y^4}\).
- Giải mục III trang 49, 50 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
- Giải mục IV trang 50, 51 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
- Giải mục V trang 51, 52 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài 1 trang 52 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài 2 trang 52 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều