Bài 35.8, 35.9, 35.10, 35.11, 35.12, 35.13 trang 85 SBT Hóa học 12


Giải bài 35.8, 35.9, 35.10, 35.11, 35.12, 35.13 trang 85 Sách bài tập hóa học 12 - Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 35.8.

Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

A. Cu(NO3)2.               B. HNO3.

C. Fe(NO3)2.               D. Fe(NO3)3.

Phương pháp giải:

Vì Fe có tính khử mạnh hơn Cu nên Fe phản ứng trước, và sau phản ứng còn kim loại dư nên thu được muối sắt (II)

Lời giải chi tiết:

Chất tan thu được là Fe(NO3)2

\( \to\) Chọn C.

Câu 35.9.

Cho các phản ứng :

\(\eqalign{
& (1)C{u_2}O + C{u_2}S\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \cr 
& (2)Cu{(N{O_3})_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \cr 
& (3)CuO + CO\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \cr 
& (4)CuO + N{H_3}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \cr} \)

Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là

A. 2.                  B.3.                       

C. 1                   D. 4

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về Cu và hợp chất của Cu

Lời giải chi tiết:

Các phản ứng tạo ra Cu là 1, 2, 4

\(2C{u_2}O + C{u_2}S\xrightarrow{{{t^0}}}6Cu + S{O_2}\)

\(2Cu{(N{O_3})_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2CuO + 4N{O_2} + {O_2}\)

\(CuO + CO\xrightarrow{{{t^0}}}Cu + C{O_2}\)

\(3CuO + 2N{H_3}\xrightarrow{{{t^0}}}3Cu + {N_2} + 3{H_2}O\)

\( \to\) Chọn B.

Câu 35.10.

Nhận định nào sau đây không đúng ?

A. Cu là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, chu kì 4, ô số 29 trong bảng tuần hoàn.

B. Cu là nguyên tố s, có cấu hình electron : [Ar]3d104s1.

C. Cấu hình electron của ion Cu+ là [Ar]3d10 và Cu2+ là [Ar]3d9.

D. So với kim loại nhóm IA, liên kết trong đơn chất đồng vững chắc hơn.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về Cu và hợp chất của Cu

Lời giải chi tiết:

Cu là nguyên tố d, có cấu hình electron [Ar]3d104s1

\( \to\) Chọn B.

Câu 35.11.

Khi Cu phản ứng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là

A. chất xúc tác.               B. chất oxi hoá.

C. chất khử.                    D. môi trường.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về Cu và các hợp chất của Cu

Lời giải chi tiết:

\(3Cu + 8{H^ + } + 2NO_3^ -  \to 3C{u^{2 + }} + 2NO + 4{H_2}O\)

Nguyên tố N trong NaNO3 giảm số oxi hóa từ +5 xuống +2 trong NO nên NaNO3 là chất oxi hóa

\( \to\) Chọn B.

Câu 35.12.

Trong không khí ẩm (có chứa CO2), kim loại Cu thường bị bao phủ bởi một lớp màng màu xanh là

A. CuCO3                B. CuSO4.

C. Cu(OH)2.            D. CuCO3.Cu(OH)2

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về đồng và các hợp chất của đồng.

Lời giải chi tiết:

Trong không khí ẩm (có chứa CO2), kim loại Cu thường bị bao phủ bởi một lớp màng màu xanh là CuCO3.Cu(OH)2 (gỉ đồng)

\( \to\) Chọn D.

Câu 35.13.

Có 4 dung dịch muối riêng biệt : CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là           '

A. 1.                  B. 2.                      

C.3                    D. 4.

Phương pháp giải:

Al(OH)3 và Zn(OH)2 tan trong dung dịch KOH dư

Cu2+ và Zn2+ có khả năng tạo phức với NH3

Lời giải chi tiết:

CuCl2 + 2KOH \( \to\) Cu(OH)2 + 2KCl

ZnCl2 + 2KOH \( \to\) Zn(OH)2 + 2KCl

Zn(OH)2 + 2KOH \( \to\) K2ZnO2 + 2H2O

 FeCl3 + 3KOH \( \to\) Fe(OH)3 + 3KCl

AlCl3 + 3KOH \( \to\) Al(OH)3 + 3KCl

Al(OH)3 + KOH \( \to\) KAlO2 + 2H2O

Cu(OH)2 + 4NH3 \( \to\) [Cu(NH3)4](OH)2

Vậy sau phản ứng chỉ thu được kết tủa Fe(OH)3

\( \to\) Chọn A.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài 35.14; 35.15; 35.16 trang 86 SBT Hóa học 12

    Giải bài 35.14; 35.15; 35.16 trang 86 Sách bài tập hóa học 12 - Cho sơ đồ sau :

  • Bài 35.17 trang 86 SBT Hoá học 12

    Giải bài 35.17 trang 86 Sách bài tập hóa học 12 - Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?

  • Bài 35.18 trang 86 SBT Hóa học 12

    Giải bài 35.18 trang 86 Sách bài tập hóa học 12 - Bột đồng có lẫn tạp chất là bột thiếc, kẽm, chì. Hãy nêu phương pháp hoá học đơn giản để loại bỏ tạp chất. Viết phương trình hoá học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.

  • Bài 35.19 trang 87 SBT Hóa học 12

    Giải bài 35.19 trang 87 Sách bài tập hóa học 12 - Malachit có công thức hoá học là CuCO3.Cu(OH)2. Trình bày các phương pháp điều chế Cu từ chất này.

  • Bài 35.20 trang 87 SBT Hóa học 12

    Giải bài 35.20 trang 87 Sách bài tập hóa học 12 - Chia 4 g hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu thành hai phần đều nhau

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí