Bài 35.4, 35.5, 35.6, 35.7 trang 84 SBT Hóa học 12


Giải bài 35.4, 35.5, 35.6, 35.7 trang 84 Sách bài tập hóa học 12 - Cho V lít khí H2 (đktc) đi qua bột CuO (dư) đun nóng, thu được 32 g Cu. Nếu cho V lít H2 (đktc) đi qua bột FeO (dư) đun nóng thì khối lượng Fe thu được (Giả sử hiệu suất của các phản ứng là 100%) là

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 35.4.

Cho V lít khí H2 (đktc) đi qua bột CuO (dư) đun nóng, thu được 32 g Cu. Nếu cho V lít H2 (đktc) đi qua bột FeO (dư) đun nóng thì khối lượng Fe thu được (Giả sử hiệu suất của các phản ứng là 100%) là

A. 24 g.                                 B. 26 g.

C. 28 g.                                 D. 30 g.

Phương pháp giải:

Trong phản ứng với CuO, tìm được số mol H2

Trong phản ứng với FeO, tính được số mol Fe theo số mol H2

Tính khối lượng Fe thu được

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{
& {n_{{H_2}}} = {n_{Cu}} = {n_{F{\rm{e}}}} = {{32} \over {64}} = 0,5\left( {mol} \right) \cr 
& {m_{F{\rm{e}}}} = 56.0,5 = 28\left( g \right) \cr} \)

\( \to\) Chọn C.

Câu 35.5.

Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Ag2O và 0,2 mol Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng được hỗn hợp muối khan A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B có khối lượng là

A. 26,8 g.                              B. 13,4 g.

C. 37,6 g.                              D. 34,4 g.

Phương pháp giải:

Viết sơ đồ phản ứng, tính theo sơ đồ phản ứng tính được số mol chất rắn B

Suy ra khối lượng của b

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{
& A{g_2}O \to 2AgN{O_3} \to 2Ag \cr 
& 0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,2\left( {mol} \right) \cr 
& {m_{Ag}} = 108.0,2 = 21,6\left( g \right) \cr 
& Cu \to Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} \to CuO \cr 
& 0,2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,2\left( {mol} \right) \cr 
& {m_{Cu}} = 80.0,2 = 16\left( g \right) \cr} \) 

Vậy khối lượng chất rắn B là: 21,6 + 16 = 37,6 (g).

\( \to\) Chọn C.

Câu 35.6.

Cho 19,2 g Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư. Khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí 02 để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là

A. 2,24 lít.                             B. 3,36 lít.

C. 4,48 lít.                             D. 6,72 lít.

Phương pháp giải:

Theo cách thông thường: Viết phương trình phản ứng và tính số mol O2 theo phương trình phản ứng

Theo bảo toàn electron: trong quá trình chỉ có Cu và O2 thay đổi số oxi hóa, tính số mol O2 theo bảo toàn electron

Lời giải chi tiết:

- Phương pháp thông thường:

\(\eqalign{
& 3\mathop {Cu}\limits^0 + \mathop {8HN{O_3}}\limits^{ + 5} \to 3\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {\left( {N{O_3}} \right)_2} + 2\mathop {NO}\limits^{ + 2} + 4{H_2}O \cr 
& {{19,2} \over {64}} = 0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,2\left( {mol} \right) \cr 
& 2\mathop {NO}\limits^{ + 2} + \mathop {{O_2}}\limits^0 \to 2\mathop {N{O_2}}\limits^{ + 4} \cr 
& 0,2 \to 0,1 \to 0,2\left( {mol} \right) \cr 
& 4\mathop {N{O_2}}\limits^{ + 4} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4\mathop {HN{O_3}}\limits^{ + 5} \cr 
& 0,2 \to 0,05\left( {mol} \right) \cr 
& {V_{{O_2}}} = \left( {0,1 + 0,05} \right).22,4 = 3,36\left( {lit} \right) \cr} \)

- Phương pháp bảo toàn electron:

Trong quá trình phản ứng trên thì Cu nhường electron và O2 thu electron. Còn N+5 trong HNO3 chỉ vận chuyển electron nên ta có:

Quá trình nhường electron:

\(\eqalign{
& Cu \to C{u^{2 + }} + 2{\rm{e}} \cr 
& 0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,6\left( {mol} \right) \cr} \) 

Quá trình thu electron:

\(\eqalign{
& {O_2} + 4{\rm{e}} \to 2{{\rm{O}}^{2 - }} \cr 
& 0,3 \to 4{\rm{x}}\left( {mol} \right) \cr} \)

Ta có:

\(4x = 0,6 \Rightarrow x = {{0,6} \over 4} = 0,15\left( {mol} \right)\)

\(\Rightarrow {V_{{O_2}}} = 0,15.22,4 = 3,36\left( {lít} \right)\).

\( \to\) Chọn B.

Câu 35.7.

Cho sơ đồ chuyển hoá quặng đồng thành đồng :

\(CuFe{S_2}\buildrel { + {O_2},{t^0}} \over
\longrightarrow X\buildrel { + {O_2},{t^0}} \over
\longrightarrow Y\buildrel { + X,{t^0}} \over
\longrightarrow Cu\)

Hai chất X, Y lần lượt là

A. Cu2O, CuO.             B. CuS, CuO.

C. Cu2S, CuO.             D. Cu2S, Cu2O

Phương pháp giải:

Viết sơ đồ phản ứng và kết luận

Lời giải chi tiết:

\(CuFe{S_2}\xrightarrow{{ + {O_2},{t^0}}}C{u_2}S\xrightarrow{{ + {O_2},{t^0}}}C{u_2}O\xrightarrow{{ + C{u_2}S,{t^0}}}Cu\)

Vậy X là Cu2S, Y là Cu2O

\( \to\) Chọn D.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài 35.8, 35.9, 35.10, 35.11, 35.12, 35.13 trang 85 SBT Hóa học 12

    Giải bài 35.8, 35.9, 35.10, 35.11, 35.12, 35.13 trang 85 Sách bài tập hóa học 12 - Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

  • Bài 35.14; 35.15; 35.16 trang 86 SBT Hóa học 12

    Giải bài 35.14; 35.15; 35.16 trang 86 Sách bài tập hóa học 12 - Cho sơ đồ sau :

  • Bài 35.17 trang 86 SBT Hoá học 12

    Giải bài 35.17 trang 86 Sách bài tập hóa học 12 - Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?

  • Bài 35.18 trang 86 SBT Hóa học 12

    Giải bài 35.18 trang 86 Sách bài tập hóa học 12 - Bột đồng có lẫn tạp chất là bột thiếc, kẽm, chì. Hãy nêu phương pháp hoá học đơn giản để loại bỏ tạp chất. Viết phương trình hoá học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.

  • Bài 35.19 trang 87 SBT Hóa học 12

    Giải bài 35.19 trang 87 Sách bài tập hóa học 12 - Malachit có công thức hoá học là CuCO3.Cu(OH)2. Trình bày các phương pháp điều chế Cu từ chất này.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.