Bài 27.1; 27.2; 27.3; 27.4; 27.5 trang 62 SBT Hóa học 12


Giải bài 27.1; 27.2; 27.3; 27.4; 27.5 trang 62 Sách bài tập hóa học 12 - Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây ?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 27.1.

Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây ?

A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.

B. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.

C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.

D. Cho Al2O3 tác dụng với nước.

Phương pháp giải:

Viết phương trình phản ứng hóa học và kết luận.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A: \(HCl + NaAl{O_2} + {H_2}O \to Al{(OH)_3} + NaCl\)

\(3HC{l_{dư }} + Al{(OH)_3} \to AlC{l_3} + 3{H_2}O\)

Đáp án B: \(C{O_2} + NaAl{O_2} + {H_2}O \to Al{(OH)_3} + NaHC{O_3}\)

Đáp án C: \(3NaOH + AlC{l_3} \to Al{(OH)_3} + 3NaCl\)

\(NaO{H_{dư}} + Al{(OH)_3} \to NaAl{O_2} + 2{H_2}O\)

Đáp án D: \(A{l_2}{O_3} + {H_2}O \to \)không phản ứng

\( \to\) Chọn B.

Câu 27.2.

Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể phân biệt 3 chất rắn là Mg, Al và Al2O3 ?

A. Dung dịch HCl       B. Dung dịch KOH

C. Dung dịch NaCl     D. Dung dịch CuCl

Phương pháp giải:

Dùng dung dịch KOH để nhận biết

Lời giải chi tiết:

Hòa tan 3 chất rắn cần phân biệt vào dung dịch KOH dư

+ Không có hiện tượng: Mg

+ Chất rắn tan và có khí không màu thoát ra: Al

+ Chất rắn tan: Al2O3

Câu 27.3.

Các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thế dùng dung dịch của chất nào sau đây ?

A. NaOH                              B. HNO3

C. HCl                                 D. NH3

Phương pháp giải:

Dùng dung dịch NH3 để nhận biết

Lời giải chi tiết:

Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào 2 ống nghiệm chứa 2 dung dịch ZnSO4 và AlCl3

+ Xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan: ZnSO4

\(Zn{\text{S}}{O_4} + 2N{H_3} + 2{H_2}O \to Zn{(OH)_2} + {(N{H_4})_2}S{O_4}\)

\(Zn{(OH)_2} + 4N{H_3} \to {\text{[}}Zn{(N{H_3})_4}{\text{]}}{(OH)_2}\)

+ Xuất hiện kết tủa: AlCl3

\(AlC{l_3} + 3N{H_3} + 3{H_2}O \to Al{(OH)_3} + 3N{H_4}Cl\)

Câu 27.4.

Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3 ?

A. Sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt và không màu.

B. Sủi bọt khí và dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa.

C. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt.

D. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3.

Phương pháp giải:

Viết phương trình của phản ứng hóa học, dựa vào độ tan, chất khí của các chất để kết luận.

Lời giải chi tiết:

PTHH: \(3N{H_3} + 3{H_2}O + AlC{l_3} \to Al{(OH)_3} + 3N{H_4}Cl\)

Dung dịch đục dần do tạo ra Al(OH)3 kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3

Câu 27.5

Trong 1 lít dung dịch Al2(SO4)3 0,15M có tổng số mol các ion do muối phân li ra (bỏ qua sự thuỷ phân của muối) là

A. 0,15 mol.                         B. 0,3 mol.

C. 0,45 mol.                          D. 0,75 mol.

Phương pháp giải:

Tính số mol của Al2(SO4)3, dựa vào phương trình phân ly để tính số mol của các ion.

Lời giải chi tiết:

\({n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = 0,15.1 = 0,15\,\,mol\)

\(\begin{gathered} A{l_2}{(S{O_4})_3} \to 2{\text{A}}{l^{3 + }} + 3{\text{S}}O_4^{2 - }\hfill \\  \,\,\,\,\,\,0,15\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,15 \hfill \\\end{gathered} \)

\( \to\) tổng số mol của các ion là 0,3 + 0,45 = 0,75 mol

\( \to\) Chọn D.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài 27.6; 27.7; 27.8; 27.9; 27.10; 27.11; 27.12 trang 63 SBT Hóa học 12

    Giải bài 27.6; 27.7; 27.8; 27.9; 27.10; 27.11; 27.12 trang 63 Sách bài tập hóa học 12 - Hòa tan m gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là

  • Bài 27.13; 27.14 trang 64 SBT Hóa học 12

    Giải bài 27.13; 27.14 trang 64 Sách bài tập hóa học 12 - Khi cho m gam Al tác dụng với dung dịch NaOH dư được X lít khí và khi cho cũng m gam Al tác dụng với HNO3 loãng dư được y lít khí N2 duy nhất (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Quan hệ giữa x và y là

  • Bài 27.15 trang 64 SBT Hóa học 12

    Giải bài 27.15 trang 64 Sách bài tập hóa học 12 - Trường hợp nào sau đây thu được Al(OH)3 ?

  • Bài 27.16 trang 64 SBT Hóa học 12

    Giải bài 27.16 trang 64 sách bài tập hóa học 12 - Tại sao Al khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh, giải phóng khí H2 ? Kiềm giữ vai trò gì trong phản ứng này ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

  • Bài 27.17 trang 64 SBT Hóa học 12

    Giải bài 27.17 trang 64 Sách bài tâp hóa học 12 - Có gì giống nhau và khác nhau khi nhỏ từ từ cho đến dư : a)Dung dịch NH3 vào dung dịch AICl3 ?

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí