Bài 22.1; 22.2; 22.3; 22.4; 22.5 trang 49 SBT Hóa học 12


Giải bài 22.1; 22.2; 22.3; 22.4; 22.5 trang 49 sách bài tập Hóa học 12 - Kim loại Ni phản ứng được với tất cả muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây ?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 22.1.

Kim loại Ni phản ứng được với tất cả muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây ?

A. NaCl, AlCl3, ZnCl2.         

B. MgSO4, CuSO4, AgNO3

C. Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl   

D. AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại tại đây

Lời giải chi tiết:

Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dd muối

=>  Tính khử kim loại Ni>Pb>Cu>Ag

=> Chọn D

Câu 22.2.

Cho ba kim loại là Al, Fe, Cu và bốn dung dịch muối riêng biệt là ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch muối đã cho ?

A.Al.                   

B. Fe                   

C. Cu                  

D. Không kim loại nào tác dụng được

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại tại đây

Lời giải chi tiết:

Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối

=>  Tính khử kim loại Mg>Al>Zn>Fe>Cu>Ag

=> Chọn D

Câu 22.3.

Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa

A. Fe(NO3)2.                        

B. Fe(NO3)3.

C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 dư.    

D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 dư.

Phương pháp giải:

- Viết phương trình hóa học xảy ra => xác định dung dịch Y

Lời giải chi tiết:

\(Cu+AgNO_3 \to Cu(NO_3)_2+Ag\)

=> Dung dịch X là \(Cu(NO_3)_2\)

\(Fe+Cu(NO_3)_2 \to Fe(NO_3)_2+Cu\)

=> Dung dịch X là \(Fe(NO_3)_2\)

=> Chọn A

Câu 22.4.

 Cho 2,52 g một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84 g muối sunfat. Kim loại đó là

A. Mg.                                  B. Fe.

C. Al.                                    D. Zn.

Phương pháp giải:

- Viết phương trình hóa học 

- Tính toán theo PTHH

Lời giải chi tiết:

Gọi kim loại là M

\(n_M=\dfrac{{2.52}}{{M}}\)

\(n_{{muối}}=\dfrac{{6,84}}{{2M+96x}}\)

\(2M+xH_2SO_4 \to  M_2(SO_4)_x +xH_2\)

ta có \(n_M=2n_{{muối}}\)

=> \(\dfrac{{2.52}}{{M}}=\dfrac{{2\times6,84}}{{2M+96x}}\)

=>M=28.x

Vì M là kim loại nên x có giá trị 1,2,3

=> Chọn x=2, M=56 hợp lí

=> Chọn B

Câu 22.5.

Cho 2,06 g hỗn hợp gồm Fe, Al và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,896 lít NO duy nhất (đktc). Khối lượng muối nitrat sinh ra là

A. 9,5 g.                               B. 7,44 g.

C. 7,02 g.                              D. 4,54 g.

Phương pháp giải:

- Khối lượng muối= Khối lượng kim loại + khối lượng gốc nitrat trong muối

\(n_{(NO_3)^-}=n_{e nhận}=3n_{NO}\)

Lời giải chi tiết:

\(n_{NO}=0,04mol\)

\(n_{NO_3^-}=n_{e nhận}=3n_{NO}=0,12mol\)

\(m_{muối}=m_{KL}+m_{(NO_3)^-}\)

\(= 2,06 + 0,12.62 =9,5g\)

=> Chọn A

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài 5.108 trang 50 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

    So sánh bản chất hoá học của phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm

  • Bài 22.6; 22.7; 22.8; 22.9; 22.10 trang 50 SBT Hóa học 12

    Giải bài 22.6; 22.7; 22.8; 22.9; 22.10 trang 50 sách bài tập Hóa học 12 - Cho hỗn hợp Fe và Zn tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol HCl và 0,05 mol H2SO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho khí Z đi qua CuO dư, đun nóng thu được m gam Cu. Giá trị của m là

  • Bài 22.11; 22.12 trang 51 SBT Hóa học 12

    Giải bài 22.11; 22.12 trang 51 sách bài tập Hóa học 12 - Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 được dung dịch X và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Chất rắn Y gồm

  • Bài 22.13 trang 51 SBT Hóa học 12

    Giải bài 22.13 trang 51 sách bài tập Hóa học 12 - Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau

  • Bài 22.14 trang 51 SBT Hóa học 12

    Giải bài 22.14 trang 51 sách bài tập Hóa học 12 - Có sáu dung dịch, mỗi dung dịch chỉ có một loại cation : Zn2+, Cu2+, Mg2+, Fe2+, Ag+, Pb2+ và sáu kim loại là : Zn, Cu, Mg, Fe, Ag, Pb

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí