Giải Bài 2: Sóng và cát ở Trường Sa VBT Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo


Nghe – viết. Tô màu vào con ốc có từ ngữ viết đúng và chữa lại từ ngữ viết sai chính tả. Chọn tiếng trong ngoặc đơn rồi điền vào chỗ trống. Phân loại các từ ngữ dưới đây vào 2 nhóm. Nối. Viết 2 – 3 câu tả một cảnh đẹp của Việt Nam. Đánh số thứ tự vào ô trống để sắp xếp các câu dưới đây thành đoạn văn. Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em dựa vào gợi ý. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ với bạn sau khi đọc một bài thơ về đất nước Việt Nam. Vẽ một hòn đảo.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nghe – viết:

Chim rừng Tây Nguyên

Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội. Họ nhà chim đủ các loại, đủ màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộng vang cả mặt nước.

Theo Thiên Lương 

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Câu 2

Tô màu vào con ốc có từ ngữ viết đúng và chữa lại từ ngữ viết sai chính tả.  


Phương pháp giải:

- Em đọc kĩ các từ ngữ trong mỗi con ốc và tìm những từ ngữ viết đúng chính tả.

- Đối với những từ ngữ viết sai chính tả, em hãy sửa lại cho đúng. 

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ viết đúng chính tả là: dành dụm, quý giá, giang sơn, yêu dấu

- Từ viết sai chính tả: dàn khoan

=> Sửa: giàn khoan 

Câu 3

Chọn tiếng trong ngoặc đơn rồi điền vào chỗ trống:

a. (khiếu, khướu): năng …, con …

    (biếu, bướu): cái …, … quà

b. (khoan, khoang): … tàu, mũi …

    (hoàn, hoàng): huy …, … lại 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu văn và cho biết các từ ngữ in đậm trả lời cho câu hỏi gì. 

Lời giải chi tiết:

a. (khiếu, khướu): năng khiếu, con khướu

    (biếu, bướu): cái bướu, biếu quà

b. (khoan, khoang): khoang tàu, mũi khoan

    (hoàn, hoàng): huy hoàng, hoàn lại 

Câu 4

Phân loại các từ ngữ dưới đây vào 2 nhóm:

(bao la, bạt ngàn, biển cả, bầu trời, trập trùng, mênh mông, sông suối, rừng núi)

a. Chỉ sự vật.

b. Chỉ đặc điểm của sự vật. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ ngữ và xếp vào nhóm thích hợp. 

Lời giải chi tiết:

a. Chỉ sự vật: biển cả, bầu trời, sông suối, rừng núi

b. Chỉ đặc điểm của sự vật: bao la, bạt ngàn, trập trùng, mênh mông 

Câu 5

Nối.


Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ ngữ để nối cho phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

Câu 6

Viết 2 – 3 câu tả một cảnh đẹp của Việt Nam. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và viết câu trả lời vào vở. 

Lời giải chi tiết:

- Hang Sơn Đoòng của Việt Nam là hang động lớn nhất thế giới.

- Cố đô Huế có vẻ đẹp cổ xưa. 

Câu 7

Đánh số thứ tự vào ô trống để sắp xếp các câu dưới đây thành đoạn văn.

□ Đón em về, ông lại cùng em tưới cây hay chơi cờ.

□ Em luôn mong ông nội mạnh khỏe, sống lâu.

□ Thỉnh thoảng, ông còn chở em đi nhà sách, công viên và cùng em đọc sách, chơi trò chơi.

□ Trong nhà, ông nội là người gần gũi với em nhất.

□ Mỗi sáng và chiều, ông đều đưa đón em đi học đúng giờ. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu văn và sắp xếp theo thứ tự từ trước đến sau. 

Lời giải chi tiết:

1. Trong nhà, ông nội là người gần gũi với em nhất.

2. Mỗi sáng và chiều, ông đều đưa đón em đi học đúng giờ.

3. Đón em về, ông lại cùng em tưới cây hay chơi cờ.

4. Thỉnh thoảng, ông còn chở em đi nhà sách, công viên và cùng em đọc sách, chơi trò chơi.

5. Em luôn mong ông nội mạnh khỏe, sống lâu. 

Câu 8

Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em dựa vào gợi ý:

a. Anh (chị hoặc em) tên là gì?

b. Em và anh (chị hoặc em) thường cùng nhau làm gì?

c. Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

* Bài tham khảo số 1:

Chị gái của em tên là Linh. Em và chị thường cùng nhau dọn dẹp nhà cửa phụ mẹ. Chị em quét nhà còn em sẽ lau bàn ghế. Em rất thích được cùng chị làm việc nhà. Em sẽ luôn yêu thương chị của em.

* Bài tham khảo số 2:

Em có người em trai tên là Tín. Em trai của em năm nay 4 tuổi. Em thường chơi cùng Tín mỗi khi đi học về. Chúng em vô cùng yêu thương nhau. 

Câu 9

Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ với bạn sau khi đọc một bài thơ về đất nước Việt Nam.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn 1 bài thơ về đất nước Việt Nam mà em đã đọc và viết thông tin vào phiếu đọc sách. 

Lời giải chi tiết:

- Tên bài thơ: Việt Nam quê hương ta

- Tác giả: Nguyễn Đình Thi

- Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải

- Điều em thích:

+ Câu thơ: Quê hương biết mấy thân yêu/ Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

+ Hình ảnh: Cánh đồng lúa mênh mông với cánh cò bay rập rờn

- Cảm xúc: Em thấy yêu quê hương, đất nước mình hơn. Biết ơn sự hi sinh của các anh hùng đã ngã xuống để cho chúng em cuộc sống bình yên như bây giờ. 

Câu 10

Vẽ một hòn đảo. 

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 


Bình chọn:
4.4 trên 14 phiếu
  • Giải Bài 3: Cây dừa VBT Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

    Viết tiếp hoặc sáng tác 2 – 4 dòng thơ ngắn về một loài cây hoặc một loài hoa mà em thích. Dựa vào tranh vẽ, tìm 3 – 4 từ ngữ. Viết 2 – 3 câu nói về hoạt động của người, con vật trong tranh ở bài tập 2. Trong câu có từ ngữ trả lời cho câu hỏi Ở đâu. Điền dấu câu phù hợp vào ô trống. Chép lại đoạn văn, viết hoa chữ cái đầu câu.

  • Giải Bài 4: Tôi yêu Sài Gòn VBT Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

    Nghe – viết. Điền vần eo hoặc vần oe vào chỗ trống và thêm dấu thanh (nếu cần). Viết câu để phân biệt các cặp từ sau. Tìm từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước. Viết 2 – 3 câu: Giới thiệu một cảnh đẹp mà em biết (theo mẫu). Bày tỏ tình cảm đối với một cảnh đẹp em đã có dịp đến thăm. Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với một người thân trong gia đình dựa vào gợi ý. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ với bạn sau khi đọc một bài văn về đất nước Việt Nam.

  • Giải Bài 1: Chuyện quả bầu VBT Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

    Gạch 1 gạch dưới từ ngữ chỉ tên gọi, 2 gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm của các loài chim có trong đoạn văn sau. Nối tên gọi phù hợp với hình vẽ của từng loài chim. Viết câu hỏi cho các từ ngữ in đậm. Điền dấu câu phù hợp vào ô trống.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay