Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 11 - Đề số 2 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 11 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11

Câu 1. Chủ nghĩa Mác –Lê nin được truyền bá, phát triển nhanh chóng và sâu rộng ở Trung Quốc sau sự kiện nào?

A. Phong trào Đồng minh hội. 

B. Phong trào Nghĩa hòa đoàn.

C. Cách mạng Tân Hợi 1911. 

D. Phong trào Ngũ Tứ 1919.

Câu 2. Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của

A. học sinh, sinh viên, công nhân.

B. giai cấp nông dân, công nhân.

C. giai cấp tư sản, tiểu tư sản.

D. giai cấp tiểu tư sản, nông dân.

Câu 3. Phong trào Ngũ tứ (1919) đã khắc phục được hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc giai đoạn trước là

A. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

B. Có sự lãnh đạo của một chính đảng thống nhất.

C. Kết hợp cả chống đế quốc và chống phong kiến tay sai.

D.  Diễn ra trên quy mô rộng lớn, có sự thống nhất.

Câu 4. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –1939) là

A. quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

B. đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc.

C. đòi các nước đế quốc trao trả độc lập.

D. đòi tự do kinh doanh, tự chủ chính trị. 

Câu 5. Tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm chung nào?

A. Chế độ quân chủ chuyên chế vẫn tồn tại

B. Chính quyền thực dân khống chế về chính trị

C. Các nước giành quyền tự chủ trong chừng mực nhất định

D. Nền thống trị thực dân bị sụp đổ hoàn toàn

Câu 6. Nhân tố nào quy định phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi?

A. Phong trào còn mang tính tự phát

B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia

C. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết

D.  Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào

Câu 7. Chiến tranh thế giới thứ hai không diễn ra ở châu lục nào?

A. Châu Âu. 

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Phi.

Câu 8. Hậu quả của Đệ Nhị thế chiến đối với con người kinh khủng như thế nào?

A. 1 triệu người chết, 500.000 người bị thương.

B. 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.

C. 120 triệu người chết, 5 triệu người bị thương.

D. Hàng vạn người chết và bị thương.

Câu 9. Vì sao nước Mĩ không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá?

A. Mĩ không tham gia vào cuộc chiến tranh.

B. Mĩ tham gia chiến tranh một cách khôn ngoan.

C. Mĩ tham gia chiến tranh muộn hơn các nước.

D. Chiến tranh đã không xảy ra trên đất Mĩ. 

Câu 10. Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức.

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít.  

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 11. Yếu tố nào không tác động đến sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A.  Sự thay đổi thái độ của các chính phủ Anh, Mĩ.

B.  Chiến thắng Xtalingrat của nhân dân Liên Xô.

C.  Sự kiện Liên Xô tham chiến.

D.  Hành động xâm lược của phe phát xít.

Câu 12. Cuối thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, triều đình nhà Nguyễn đã thi hành chính sách nào?

A. Tự do tôn giáo.

B. Bế quan tỏa cảng.

C. Cải cách văn hóa.

D. Cải cách, mở cửa. 

Câu 13. Sau khi ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình Huế đã có hành động gì?

A. Đàn áp cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân Nam Kì.

B. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

C. Tập trung binh lực sẵn sàng giúp thực dân pháp đàn áp nhân dân.

D. Giúp Pháp đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh Nam Kì.

Câu 14. Khi quân Pháp bị sa lầy ở Đà Nẵng và Gia Định (1858-1860), thái độ của triều đình nhà Nguyễn là gì?

A. Phân hoá theo tư tưởng chủ hoà.       

B. Không có hành động đối phó nào.

C. Phân hoá theo tư tưởng chủ chiến.

D. Tiếp tục chờ đợi quân pháp suy yếu hơn.

Câu 15. Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là ai?

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Phạm Văn Nghị.

D. Trương Định

Câu 16. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước 1862 là

A. khởi nghĩa Trương Quyền.

B. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm. 

C. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.

D. khởi nghĩa Trương Định.

Câu 17. Bản hiệp ước nào đã được sửa chữa một số điều khoản nhằm xoa dịu dư luận, mua chuộc thêm các phần tử phong kiến đầu hàng ?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.

B. Hiệp ước Giáp Tuất 1874.

C. Hiệp ước Hác măng 1883.

D. Hiệp ước Pa tơ nốt 1884.

Câu 18. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2, phản ứng của quân dân Hà Nội như thế nào?

A. Tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc.

B. Thực hiện chính sách vườn không nhà trống.

C. Ra sức hưởng ứng theo giặc.

D. Nhân dân đấu tranh dưới sự lãnh đạo hoàn toàn của triều đình.

Câu 19. Chiến thằng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của

A.  Trương Định và Nguyễn Trung Trực.

B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.

C. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Trung Trực.

D. Nguyễn Trung Trực và Lưu Vĩnh Phúc.

Câu 20. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?

A. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.

B. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.

C.  Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2.

D. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.

Câu 21. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884)?

A. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự.

B. Phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi, quyết liệt trên cả nước.

C. Phái chủ chiến đã chuẩn bị tốt lực lượng để phản công quân Pháp.

D. Nội bộ triều đình Huế chia làm hai phái: chủ hòa và chủ chiến.          

Câu 22. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?

A. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng năm 1858.

B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết năm (1883- 1884).

C. Sau khi Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai năm (1882- 1883).

D. Sau khi Pháp đánh chiếm kinh thành Huế năm 1883. 

Câu 23. Đứng đầu phải chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn là

A. Tôn Thất Thuyết.

B. Phan Đình Phùng.

C. Hoàng Hoa Thám.

D. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 24. Nhận xét nào dưới đây đúng với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX?  

A. Quy mô lớn, chống đế quốc, phong kiến.

B. Diễn ra sôi nổi, quyết liệt và rất triệt để.

C. Khủng hoảng đường lối, giai cấp lãnh đạo.

D. Hình thức đấu tranh phong phú và mới. 

Câu 25. Thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam đã để lại bài học gì?

A. Đấu tranh hòa bình phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

B. Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.

C. Lực lượng cách mạng chỉ bao gồm nông dân.

D. Bạo động vũ trang không phù hợp với thực tiễn Việt Nam. 

Lời giải chi tiết

1. D

2. A

3. C

4. D

5. B

6. A

7. C

8. B

9. D

10. D

11. B

12. B

13. B

14. A

15. D

16. D

17. D

18. A

19. B

20. A

21. C

22. B

23. A

24. C

25. B

 

Câu 1

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 80.

Cách giải:

Từ sau phong trào Ngũ Tứ, chủ nghĩa Mác –Lê nin được truyền bá, phát triển nhanh chóng và sâu rộng ở Trung Quốc.

Chọn D

Câu 2

Phương pháp: sgk lịch sử 11, trang 79

Cách giải:

Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, công nhân.

Chọn A

Câu 3

Phương pháp: Chỉ ra hạn chế của các phong trào đấu tranh giai đoạn trước ở Trung Quốc và phân tích hạn chế này đã được khắc phục như thế nào trong phong trào Ngũ tứ.

Cách giải:

Hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc giai đoạn trước là không có sự kết hợp giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến tay sai. Đến phong trào Ngũ tứ hạn chế này đã được khắc phục khi kết hợp đồng thời cả 2 nhiệm vụ phản đế và phản phong, giương cao khẩu hiệu “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “giết hết bọn giặc bán nước”, ….

Chọn C

Câu 4

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 84.

Cách giải:

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –1939) là đấu tranh đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ chính trị.

Chọn D

Câu 5

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 84

Cách giải:

Về chính trị: mặc dù thể chế ở các nước khác nhau nhưng đều có điểm chung là do chính quyền thực dân khống chế. Toàn bộ quyền hành đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thuộc địa hay chịu ảnh hưởng của các nước TB thực dân

Chọn B

Câu 6

Phương pháp:  SGK Lịch sử 11, trang 87, suy luận.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia chưa giành được thắng lợi là do phong trào còn mang tính tự phát nên thực dân Pháp dễ dàng tập trung lực lượng để đàn áp

Chọn A

Câu 7

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 93 - 95.

Cách giải:

Chiến tranh thứ hai diễn ra ở Đông và Nam Âu (châu Âu), Bắc Phi (châu Phi), Thái Bình Dương (châu Á).

Chọn C

Câu 8

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 101.

Cách giải:

Hậu quả của Đệ Nhị thế chiến đối với con người là vô cùng nặng nề: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.

Chọn B

Câu 9

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Nước Mĩ không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá vì cuộc chiến tranh đã không xảy ra trên đất Mĩ.

Chọn D

Câu 10

Phương pháp: Suy luận, loại trừ.

Cách giải:

- Đáp án A loại vì lúc này Liên Xô chưa tuyên chiến ngay lập tức với Đức mà đàm phán với Đức để tránh 1 cuộc chiến tranh và bảo vệ lợi ích quốc gia trong tình thế bị các nước tư bản cô lập.

- Đáp án B loại vì không có hoạt động nào chứng tỏ Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là đối tác.

- Đáp án C loại vì chỉ có Anh, Pháp nhân nhượng Đức trong Hội nghị Muy-ních.

- Đáp án D đúng vì với các hoạt động xâm lược của phe phát xít, Liên Xô đã coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Chọn D

Câu 11

Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về Chiến tranh thế giới thứ hai để phân tích các đáp án và chọn được đáp án đúng.

Cách giải:

- Các đáp án A. C, D: đều là nguyên nhân dẫn đến hình thành khối đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. (sgk 11 trang 97).

- Đáp án B: (sgk 11 trang 97): Xét về mặt thời gian, khối đồng minh chống phát xít được hình thành vào tháng 1-1942, trong khi đó chiến thắng Xtalingrat diễn ra sau (11/1942 đến 2/1943).

=> Chiến thắng Xtaligrat của nhân dân Liên Xô không phải nhân tố tác động đến sự hình thành của khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

Chọn B

Câu 12

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 107.

Cách giải:

Cuối thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, triều đình nhà Nguyễn đã thi hành chính sách “Bế quan tỏa cảng”.

Chọn B

Câu 13

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 112

Cách giải:

Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong hiệp ước 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa

Chọn B

Câu 14

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 110, loại trừ

Cách giải:

Pháp bị sa lầy ở cả hai mặt trận ( Đà Nẵng và Gia Định) rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này trong triều đình Nhà Nguyễn có sự phân hóa, tu tưởng chủ hòa lan ra làm lòng người li tán

Chọn A

Câu 15

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 112

Cách giải:

Được sự ủng hộ của nhân dân, Trương Định đã phất cao lá cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, hoạt động của nghĩa quân đã củng cố niềm tin cho dân chúng, khiến bọn cướp nước và bán nước phải run sợ.

Chọn D

Câu 16

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 112, suy luận.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước 1862 là khởi nghĩa Trương Định.

Chọn D                    

Câu 17

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 123

Cách giải:

Bản hiệp ước (6/6/1884) – hiệp ước Patonot gồm 19 điều khoản, căn bản dựa trên Hiệp ước Hac – măng nhưng được sửa chữa 1 số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng

Chọn D

Câu 18

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 120.

Cách giải:

Khi đành Bắc Kì lần thứ hai, ngay từ đầu quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của quân dân Hà Nội. Họ tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa chặn giặc.

Chọn A

Câu 19

Phương pháp:  SGK Lịch sử 11, trang 120.

Cách giải:

Chiến thằng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.

Chọn B

Câu 20

Phương pháp: sgk 11 trang 124.

Cách giải:

Với Hiệp ước Hác-măng và Patơnốt, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam.

Chọn A

Câu 21

Phương pháp: suy luận, loại trừ

Cách giải:

Đặc điểm tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884):

- Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự.

- Phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi, quyết liệt trên cả nước.

- Nội bộ triều đình Huế chia làm hai phái: chủ hòa và chủ chiến.

Chọn C

Câu 22

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 124.

Cách giải:

Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết năm (1883- 1884), thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam.

Chọn B

Câu 23

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 124.

Cách giải:

Đứng đầu phải chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết.

Chọn A

Câu 24

Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX để phân tích các đáp án và chỉ ra được nhận xét đúng về phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

Cách giải:

- Đáp án A loại vì phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX không chống phong kiến.

- Đáp án B loại vì phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX không triệt để.

- Đáp án C lựa chọn vì phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo.

- Đáp án D loại vì phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX không có hình thức đấu tranh mới.

Chọn C

Câu 25

Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX để phân tích các đáp án và rút ra bài học từ phong trào này.

Cách giải:

- Đáp án A, D loại vì đấu tranh theo hình thức hòa bình hay vũ trang là xuất phát từ thực tiễn lịch sử. Ví dụ: trong những giai đoạn lịch sử nhất định, ta chỉ đấu tranh chính trị như giai đoạn 1936 – 1939, 1954 – 1959. Hay ta kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang như trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.

- Đáp án B lựa chọn vì cần kết hợp và thực hiện giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp. Trong đó, đánh đổ đế quốc để giành độc lập và đánh đổ phong kiến để giành ruộng đất, giải phóng nhân dân.

- Đáp án C loại vì lực lượng cách mạng gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Bên cạnh đó lôi kéo hoặc trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ.

Chọn B

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.