Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 sử 11 - Đề số 4 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 11 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Trong năm 1930, Đảng cộng sản lần lượt ra đời ở các nước nào thuộc Đông Nam Á?

A. Đảng cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin.

B. Đảng cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm.

C. Đảng cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.

D. Đảng cộng sản Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Ông Kẹo và Commađam kéo dài trong bao nhiêu năm?

A. 10 năm.                  B. 20 năm.

C. 30 năm.                  D. 40 năm.

Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nơi nào được coi là thuộc địa quan trọng và giàu có nhất trong các thuộc địa của Pháp?

A. Đông Nam Á

B. Việt Nam

C. Các nước Đông Dương

D. Châu Phi

Câu 4. Ở Đông Nam Á, Đảng cộng sản được thành lập sớm nhất ở

A. Philipin.                    B. Mã Lai.

C. Inđônêxia.                D. Việt Nam.

Câu 5. Trong những năm 1936 - 1939, một số cơ sở cách mạng của Mặt trận dân chủ Đông Dương đã được xây dựng ở các thành phố lớn bao gồm

A. Viêng Chăn, Phnôm Pênh

B. Phnôm Pênh, Xavanakhet                        

C. Viêng Chăn, Hà Nội

D. Phnôm Pênh, Phongxalì

Câu 6. Sự kiện nào mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương?

A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Lào.

B. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Campuchia.

D. Sự ra đời của cả ba Đảng Cộng sản của ba nước Đông Dương.

Câu 7. Ở Cam-pu-chia, phong trào đấu tranh nào được xem là tiêu biểu nhất sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

A. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam.

B. Phong trào Chậu Pa-chay.

C. Phong trào chống thuế, bắt phu.

D. Cuộc nổi dậy của nông dân huyện Rô-lê-phan.

Câu 8. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Giành độc lập dân tộc                             

C. Đòi quyền tự do kinh doanh     

B. Khai dân trí để chấn hưng quốc gia.

D. Đòi các quyền dân sinh dân chủ.    

Câu 9. Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương?

A. Để làm giàu cho chính quốc.

B. Để hàn gắn vết thương sau chiến tranh.

C. Để củng cố địa vị trong giới tư bản chủ nghĩa.

D. Để làm các nước thuộc địa phụ thuộc vào chính quốc.

Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt

B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh

C. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị

D. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới - khuynh hướng cách mạng vô sản.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 A

 C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 84.

Cách giải: 

Từ thập niên 20, giai cấp vô sản trẻ tuổi ở Đông Nam Á cũng bắt đầu trưởng thành. Một số Đảng cộng sản được thành lập, đầu tiên là Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920), tiếp theo trong năm 1930, các đảng công sản ra đời ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin.

Chọn đáp án: A

Cau 2.

Phương pháp: Sgk trang 87, chữ in nhỏ

Cách giải:  

Ở Lào, cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam nổ ra từ năm 190, tiếp diễn trong hơn 30 năm đầu thế kỉ XX.

Chọn đáp án: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 87.

Cách giải: 

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở Đông Dương, vốn được coi là quan trọng và giàu có nhất là ở các nước Đông Dương.

Chọn đáp án: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 84.

Cách giải: 

Ở Đông Nam Á, Đảng cộng sản được thành lập sớm nhất ở Indonesia (tháng 5-1920)

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 87.

Cách giải: 

Trong những năm 1936 – 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh. Trong điều kiện đó, một số cơ sở cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương đã được xây dựng và củng cố ở các thành phố như Viêng Chăn, Phnôm Pênh, ….

Chọn đáp án: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 87, suy luận.

Cách giải:

Đầu năm 1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra thời kì mới của cách mạng Đông Dương.

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: Sgk trang 87, chữ in nhỏ, suy luận.

Cách giải:

Tiểu biểu nhất trong phong trào đâu tranh của nhân dân Cam-pu-chia là là cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ năng, từ đấu tranh chống thuế sang đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp

Chọn đáp án: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 84, suy luận.

Cách giải:

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ nhất là: đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

Chọn đáp án: D

Câu 9.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy là nước thắng trận những nước Pháp bị thiệt hại nặng nề, nước pháp trở thành chiến trường chính ở mặt trận phía tây và trở nên trơ trụi, tàn tạ sau chiến tranh. Vì thế sau khi thế chiến thứ nhất kết thúc, người pháp muốn khôi phục kinh tế nhanh chóng, họ phải thúc đẩy khai thác, bóc lột các nước thuộc địa để bù đắp cho những thiệt hại kinh tế ở chính quốc. Trong khi đó, Đông Dương là một trong những thuộc địa quan trọng của nước Pháp

=> Người Pháp đã thúc đẩy sự khai thác ở đây lên nhiều lần so với thời kỳ trước chiến tranh, 

Bên cạnh đó, giai đoạn trước thế chiến thứ nhất, người chỉ mới xâm lược, và bình định đông dương, đến đầu thế kỷ 20 thì công cuộc này mới hoàn thành và bước vào thời kỳ xây dựng hệ thống bọc lột ở Đông Dương, vì thế sau chiến tranh, người Pháp bắt tay vào việc tăng cường bọc lột Đông Dương.

Chọn đáp án: B

Câu 10.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

- Đáp án A: tiêu biểu là sự ra đòi của các đảng của giai cấp tư sản đấu tranh đòi quyền tự do về kinh doanh, tự chủ về chính trị, sử dụng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

- Đáp án B: phong trào công nhân là đặc điểm chung của phong trào giải phóng dân tộc thé giới, không phải của Đông Nam Á.

- Đáp án C: giai cấp công nhân đấu tranh cho quyền lợi chính trị và có chính đảng cộng sản lãnh đạo.

- Đâp án D: khuynh hướng cách mạng vô sản với sự du nhập mạnh mẽ của chủ nghĩa Mác Lê nin.

Chọn đáp án: B

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.